(Baohatinh.vn) - Những ngày qua, ngư dân xã Thạch Trị (Thạch Hà, Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích, mang về thu nhập hàng chục triệu đồng cho bà con sau mỗi chuyến ra khơi.
Những ngày qua, dọc bờ biển thuộc thôn Toàn Thắng và Đại Tiến (xã Thạch Trị) có hàng chục thuyền đánh cá cỡ nhỏ cập bờ mỗi sáng. Mỗi thuyền đều chở các tấm lưới dày đặc cá trích sau 4 - 5 tiếng vươn khơi đánh bắt. Ngư dân Hồ Xuân Thuỷ (ngoài cùng bên trái) cho biết: “Hôm nay, chúng tôi ra khơi từ 4 giờ sáng, đánh bắt cá trích cách bờ 4 - 5 hải lý. Cá trích thường đi theo đàn, nổi lập lờ ở tầng nước mặt, khi phát hiện thì dùng lưới dài khoảng 500 - 1.000m2 để vây bắt. Đến khoảng 8 giờ sáng thì thu lưới về". Cũng theo ông Thủy, nhờ gặp luồng cá trích nên chuyến này thuyền thu về được hơn 1, 5 tấn, nhiều hơn hôm qua 5 tạ. Với giá bán 10 nghìn đồng/kg, thuyền ông thu về trên 15 triệu đồng. Bà con ngư dân ở đây cho biết, mùa đánh bắt cá trích thường bắt đầu từ sau tết Nguyên đán, kéo dài đến khoảng tháng 4 dương lịch. Từ đầu tháng 3 tới nay, trừ những ngày biển động mạnh, còn lại bà con đều duy trì đều đặn việc ra khơi đánh bắt. Năm nay, ngư dân được mùa cá trích, nhờ đó sản lượng khai thác sau mỗi chuyến vươn khơi đạt gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi cập bờ, ngư dân căng từng đoạn lưới, giật thật mạnh để cá trích rơi xuống, những con còn sót lại thì dùng tay gỡ. Do số lượng cá trích mắc lưới dày đặc nên có khi bà con phải mất cả buổi sáng mới gỡ xong số cá vừa đánh bắt được.
Vừa cập bến, ngư dân Nguyễn Văn Hùng (thôn Toàn Thắng) nhanh chóng huy động nhân lực gỡ cá trích. Chuyến này, thuyền của ông Hùng đánh bắt được gần 2 tấn cá trích (nhiều hơn hôm qua 1 tấn), đem về nguồn thu gần 20 triệu đồng cho ba thuyền viên. Ông Nguyễn Văn Hùng phấn khởi cho biết: "Thời tiết ủng hộ, cộng với việc gặp các luồng cá trích nên chuyến này thuyền tôi trúng lớn. Đặc biệt, cá trích dịp này đều con nên được thương lái thu mua ngay tại biển. Gỡ xong cá là có ngay tiền tươi, ai cũng vui mừng trước thành quả lao động của mình". Với hơn 30 năm gắn bó với nghề biển, ông Hùng cho biết, nghề đánh bắt cá trích tùy thuộc vào luồng cá, nếu gặp may thì đánh được 1 - 2 tấn, còn lại cứ trung bình từ 4 - 5 tạ. Sau khi cập bờ, việc gỡ cá cần phải kịp thời để đảm bảo cá còn tươi để bán cho thương lái. Ngư dân Hồ Minh Nhuần (thôn Đại Tiến) phấn khởi vì chuyến này thuyền ông đánh được gần 1 tấn cá trích, cao hơn những chuyến trước khoảng 5 tạ.
Những mẻ cá trích tươi rói được ngư dân kéo lên bờ trong niềm phấn khởi. Bà con ngư dân cho biết, cá trích trưởng thành thường dài 10 - 15 cm, có phần da và vảy hơi xanh, thân thuôn dài. Cá sống ở tầng nước mặt và đi theo từng đàn. Loại cá này có thể làm mắm, gỏi, nướng, kho, xay làm chả, sốt cà chua... Sau khi cá trích được gỡ ra khỏi lưới, bà con ngư dân sẽ rửa sạch bằng nước biển để bán cho thương lái. Thương lái Nguyễn Thị Nhàn (áo đỏ, thôn Toàn Thắng) cho biết: "Cá trích mùa này béo, thịt dày nên được nhiều nhà hàng và các cơ sở nướng cá trong vùng ưa chuộng, đặt mua số lượng lớn. Mỗi buổi sáng tôi thu mua được khoảng 150 kg, đem về nhập lại cho mối quen với giá chênh lệch mỗi kg khoảng 3.000 - 4.000 đồng, sau khi trừ chi phí xăng xe thu lãi được hơn 300.000 đồng". Bà con ngư dân xã Thạch Trị phấn khởi khi cá vừa cập bờ đã được thương lái thu mua ngay. Đây là niềm động lực để bà con yên tâm vươn khơi bám biển.
Video: Ngư dân phấn khởi gỡ cá trích khỏi lưới
Toàn xã Thạch Trị hiện có gần 200 tàu thuyền công suất nhỏ đánh bắt gần bờ, trong đó có khoảng 80 thuyền khai thác cá trích, chủ yếu ở thôn Toàn Thắng và Đại Tiến. Từ đầu tháng 3 đến nay, bà con trên địa bàn đã khai thác được gần 100 tấn cá trích.
Ông Nguyễn Công Hường - Chủ tịch UBND xã Thạch Trị
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 và đang có nguy cơ lây lan. Cơ quan chức năng khuyến cáo người chăn nuôi không tái đàn thời điểm này.
Năm 2025, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của tất cả các lực lượng tham gia bảo vệ rừng từ cấp thị xã đến cơ sở.
Gần 1 tuần qua, nhờ thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng biển Cửa Sót (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã thu về hàng chục tấn hải sản các loại, trị giá hàng trăm triệu đồng.
Các địa phương tại huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang tích cực, chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đàn vật nuôi, hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa chấm điểm công nhận 5 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2025, trong đó, 2 sản phẩm đánh giá lại và 3 sản phẩm mới.
Các cấp hội phụ nữ ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp.
Bệnh đạo ôn đang tiếp tục phát sinh và gia tăng diện tích trên đồng ruộng Hà Tĩnh, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đạo ôn cổ bông trong giai đoạn tới nếu không phòng trừ hiệu quả.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân làng rau xứ Đồng Vại - vựa rau xanh lớn nhất ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật xuống đồng để xuống giống vụ xuân.
Chính sách chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được thực thi trên địa bàn Hà Tĩnh đã góp phần tạo ra nguồn kinh phí quan trọng giúp duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Trước tình hình một số loại sâu bệnh xuất hiện gây hại lúa xuân, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã cử cán bộ kỹ thuật tập trung theo dõi, dự báo, hướng dẫn người dân cách phòng trừ...
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bắc Giang đánh giá cao những giải pháp của TP Hà Tĩnh về phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao giá trị, tăng tính bền vững trong sản xuất.
Mỗi con lợn giống đang được bán ra với giá 2,5 - 2,9 triệu đồng, cao hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong tái đàn.
Xã Thạch Kim, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương giáp biển để phát triển sản xuất, đảm bảo sinh kế, tạo nền tảng và động lực phát triển KT-XH.
Đặt mục tiêu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025 nên ngày từ đầu năm xã Sơn Tiến (Hương Sơn – Hà Tĩnh) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hạng mục.
Sâu sát với cơ sở, hơn 3.000 tổ tiết kiệm và vay vốn đã trở thành “cánh tay nối dài”, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh.
Người dân Hà Tĩnh chuẩn bị bước vào vụ nuôi tôm xuân hè 2025. Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý, nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh) đã có những khuyến cáo nhằm giúp người dân giành thắng lợi trong vụ nuôi sắp tới.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.