Người công giáo Hà Tĩnh tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(Baohatinh.vn) - Với số lượng đông đảo, sinh sống trên địa bàn 136 xã, phường, thị trấn, người công giáo trên địa bàn Hà Tĩnh giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển tỉnh nhà. Nhiều giáo dân tiêu biểu đã gắn kết giữa việc xã hội với việc giáo hội.

Từ những linh mục tiêu biểu…

Năm 2016, Vượng Lộc (Can Lộc) về đích NTM, trong đó có đóng góp rất lớn của linh mục Nguyễn Tiến Dũng. Theo Chủ tịch UBND xã Vượng Lộc Nguyễn Văn Quế, cha Dũng đã chuyển đến xứ khác, nhưng đóng góp của ông, chính quyền và nhân dân vẫn luôn ghi nhớ.

nguoi cong giao ha tinh tich cuc xay dung va bao ve to quoc

Linh mục Quản xứ Nguyễn Tiến Dũng (giữa) dẫn đoàn kiểm tra tỉnh Hà Tĩnh, huyện Can Lộc tham quan thôn Cự Lâm, xã Vượng Lộc (Can Lộc)

Cùng tiêu biểu như linh mục Nguyễn Tiến Dũng, linh mục Thân Văn Chất, quản xứ Cam Lâm (Xuân Liên, Nghi Xuân), được UBND tỉnh tặng bằng khen trong tham gia xây dựng NTM năm 2017. Linh mục Phạm Quang Long cùng chính quyền, MTTQ xã Bùi Xá (Đức Thọ) hỗ trợ trên 30 triệu đồng làm nhà cho bà Bùi Thị Thật (thôn Hoa Đình).

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đức Thọ Nguyễn Văn Lâm phấn khởi: “Đại hội người công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhiệm kỳ 2017 - 2022 của huyện có sự tham gia của 4 linh mục, trong đó có 2 linh mục được bầu vào Ủy ban ban Ban Đoàn kết công giáo huyện. Riêng linh mục Nguyễn Thái Từ, quản hạt Nghĩa Yên (Đức Yên) vừa tham gia điều hành đại hội vừa được bầu vào Ủy ban Đoàn kết công giáo huyện. Linh mục Nguyễn Thái Từ cũng đã trực tiếp hỗ trợ xây dựng 6 nhà ở cho bà con giáo - lương ở Đức Yên, thị trấn Đức Thọ, Đức Lâm, trị giá mỗi ngôi nhà từ 120 - 150 triệu đồng cùng nhiều hoạt động từ thiện”.

nguoi cong giao ha tinh tich cuc xay dung va bao ve to quoc

Người công giáo thôn Bắc Lạc, Thạch Lạc (Thạch Hà) tự nguyện đập dỡ hàng rào, xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

… đến phong trào chung

Đại hội đại biểu người công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhiệm kỳ 2017 - 2022 cấp huyện vừa qua đã đánh giá toàn diện phong trào lớn mạnh của người công giáo. Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Tĩnh Lê Hữu Hùng đánh giá: “Thành phố có hơn 13 ngàn giáo dân, sinh sống ở 14/16 xã, phường, người công giáo trên địa bàn đã đóng góp rất lớn vào phát triển KT-XH, tiêu biểu ở các địa phương như: Thạch Hạ, Thạch Trung, Đại Nài, Văn Yên…”.

Cũng theo ông Hùng, người công giáo ở Thạch Hạ chiếm khoảng 56% dân số xã, đã góp công lớn đưa xã về đích NTM năm 2013, hiện nay đang phấn đấu xây dựng NTM kiểu mẫu. Giáo dân ở Thạch Trung chiếm khoảng 74% dân số xã, đã tự nguyện hiến nhiều diện tích đất, mở rộng hành lang đường.

nguoi cong giao ha tinh tich cuc xay dung va bao ve to quoc

Đường vào thôn Hạ, một trong những thôn có nhiều đồng bào công giáo ở xã Thạch Hạ (TP Hà Tĩnh) được trao băng rôn về xây dựng nông thôn mới.

Các doanh nghiệp do người công giáo làm chủ đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động như: Công ty CP Thương mại Kim Ngân - Bình Thủy; Doanh nghiệp Xây dựng Võ Tá Vinh; Công ty CP Xây dựng Tiến Đạt, xứ Tịnh Giang; ông Nguyễn Văn Tông, xứ An Nhiên, Thạch Hạ; HTX Vận tải ô tô Nguyễn Chiểu, xứ Văn Hạnh (Thạch Trung)…

Tại huyện Hương Khê, đồng bào công giáo đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, với trên 2.350 hộ gia đình hiến 140.160,5 m2 đất, 12.037 cây trồng, làm trên 175,5 km đường bê tông.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Đức Thọ Nguyễn Văn Lâm, đồng bào công giáo đã hiến hàng ngàn m2 đất, huy động hơn 4.500 ngày công xây dựng NTM; xây dựng nhiều cánh đồng mẫu từ 20 - 30 ha, như ở giáo xứ Kẻ Tùng; nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả ở các giáo họ Bùi Xá. Năm 2016, Đức La, Đức Yên, Đức Thịnh là 3 xã có đông giáo dân đã đạt chuẩn NTM.

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.