Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

(Baohatinh.vn) - Những ngày tết sum vầy đã trôi qua nhưng dư âm đẹp về “phiên chợ không đồng” do Hội LHPN phụ nữ xã Thanh Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) khởi xướng vẫn còn mãi trong câu chuyện của người dân nơi đây.

Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

Trao đổi với PV, chị Lê Thị Minh cho rằng: Muốn làm tốt vai trò của người dẫn đầu, khơi dậy sức mạnh đồng thuận của chị em, người cán bộ phải biết hy sinh.

Vượt trên dự định, “phiên chợ không đồng” hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đã nhận được sự đồng hành của Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh nên đối tượng hưởng lợi đã được mở rộng. Tại phiên chợ, Ban Tổ chức sẽ phát cho các đối tượng một phiếu mua hàng khoảng 200 ngàn đồng để mua các mặt hàng do Hội Doanh nhân trẻ và Hội Phụ nữ xã trưng bày.

Gian hàng nông sản của phiên chợ được tổ chức trong những ngày sát tết đã huy động được 112 triệu đồng, giúp 250 hộ nghèo, tàn tật, người già không nơi nương tựa có được món quà xuân ấm áp.

Đây là phiên chợ xuân từ thiện thứ 2 được tổ chức từ ý tưởng của chị Lê Thị Minh - Chủ tịch Hội LHPN xã có trái tim nhân hậu và sự năng động, nhạy bén.

Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

Dư âm hội chợ tết gây quỹ cho người nghèo của phụ nữ Thanh Lộc vẫn còn mãi trong người dân và chị em hội viên

Chị Lê Thị Minh, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: “Không chỉ bây giờ mà hoạt động an sinh xã hội của phụ nữ Thanh Lộc đã trở thành truyền thống. Bởi tôi nghĩ rằng, muốn xây dựng phong trào, tạo dựng niềm tin cho hội viên, trước hết phải bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất.

Tôi đã chọn hoạt động an sinh xã hội, tương thân tương ái, bởi sự sẻ chia yêu thương dường như đã trở thành thiên chức của người phụ nữ. Và đó cũng là nội dung mà tôi đăng ký thực hiện trong cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác”.

Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

Chị Minh, người ngoài cùng bên phải tặng sách vở cho học sinh vượt khó

Từ sự khởi xướng của Chủ tịch Hội LHPN xã Lê Thị Minh, những hoạt động làm ruộng gây quỹ, kêu gọi các tổ chức nhân đạo, từ thiện, con em xa quê quyên góp những sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi trong gia đình qua các phiên chợ xuân được tổ chức hiệu quả. Qua đó, mỗi năm phụ nữ Thanh Lộc đã quyên góp được hàng chục triệu đồng giúp hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân, học sinh nghèo vượt khó.

Hơn 40 năm tuổi đời, gần 20 năm gắn bó với phong trào phụ nữ xã, chị Minh cho rằng, muốn làm tốt vai trò của người dẫn đầu, khơi dậy sức mạnh đồng thuận của chị em, người cán bộ phải biết hy sinh và chịu thiệt thòi. Vì thế, ngoài việc không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, luôn bước trước, đi đầu trong phong trào, chị Minh còn trích đồng lương khiêm tốn của mình để khởi xướng cho các hoạt động từ thiện hay động viên các đợt ra quân làm NTM của chị em hội viên.

Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

Từ sự gương mẫu của người đứng đầu, phong trào của phụ nữ Thanh Lộc ngày càng lan tỏa, chị em hăng hái tham gia giúp nhau cải tạo vườn tạp...

Với sự tâm huyết và nêu gương của người đứng đầu, không chỉ trong hoạt động từ thiện mà phong trào của các cấp hội ở địa phương được chị em hưởng ứng nhiệt tình.

Hàng ngàn ngày công của chị em phụ nữ đã được huy động không chỉ góp phần giúp địa phương củng cố vững chắc các tiêu chí nông thôn mới, làm đẹp những tuyến đường xanh, mà còn góp phần chỉnh trang, cải tạo hơn 300 vườn tạp, di dời 14 công trình vệ sinh, đỡ đầu 2 khu dân cư hoàn thành các tiêu chí khu dân cư kiểu mẫu.

Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

Chị em Thanh Lộc mở đường, củng cố các tiêu chí nông thôn mới

Chị Phan Thị Nhung - Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Thanh Lộc cho biết: “Chị Minh thường trăn trở trong việc học hỏi từ những kiến thức thực tiễn. Dẫu bận rộn với biết bao công việc không tên, chị vẫn dành thời gian làm ruộng, tham gia tổ hợp tác chăn nuôi. Việc thực hiện phong trào “5 không 3 sạch” cũng được chị thực hiện ngay từ nhà mình. Thế nên tiếng nói của chị thực sự có trọng lượng và mọi hoạt động do hội khởi xướng đều được hội viên triển khai nghiêm túc”.

Người khởi xướng “phiên chợ không đồng” gây quỹ giúp người nghèo

Dù bận rộn nhưng chị Minh vẫn duy trì tốt các hoạt động sản xuất, chăn nuôi của gia đình để phát triển kinh tế và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo hội viên

Khép lại hoạt động năm qua với bằng khen của Trung ương Hội LHPN và danh hiệu đơn vị dẫn đầu của phụ nữ huyện Can Lộc, những ngày này, Hội LHPN xã Thanh Lộc đang sôi nổi bắt tay vào các phần việc để góp phần cùng xã nhà xây dựng nông thôn mới nâng cao và tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo, mở rộng công tác an sinh xã hội một cách sâu rộng, hiệu quả hơn.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.