Nhan nhản thức ăn đường phố "bẩn" ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau hơn 2 tháng nghị định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) của Chính phủ có hiệu lực, tình trạng vi phạm vẫn xảy ra tại nhiều cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn Hà Tĩnh.

Nhan nhản thức ăn đường phố “bẩn” ở Hà Tĩnh

Thực phẩm chín được bày bán tại chợ Vườn Ươm (phường Bắc Hà, TP. Hà Tĩnh) không có tủ đựng, không được che đậy ngăn bụi bẩn.

Nghị định số 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP thay thế Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, có hiệu lực thi hành từ 20/10/2018. Trong đó, mức xử phạt tăng gấp nhiều lần so với giá trị sản phẩm hàng hóa vi phạm.

Tại Điều 15, quy định: Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay đối với các cửa hàng ăn uống, cơ cở chế biến suất ăn sẵn.

Điều 16, quy định: Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với các hành vi như: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật; thức ăn không được che đậy; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay…

Nhan nhản thức ăn đường phố “bẩn” ở Hà Tĩnh

Không ít cửa hàng ăn uống, chế biến suất ăn sẵn chưa tuân thủ việc đeo khẩu trang, găng tay...

Chị Nguyễn Thị Tâm - phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, chia sẻ, chúng tôi kỳ vọng các quy định của pháp luật mới sẽ siết chặt hơn hoạt động chế biến, kinh doanh thực phẩm; đồng thời mong muốn cơ quan chức năng triển khai thực hiện nghiêm túc, để đảm bảo ATTP tốt hơn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV trên địa bàn Hà Tĩnh, các cơ sở kinh doanh thực phẩm, quán ăn… đang phớt lờ những quy định này. Trên các tuyến đường, không khó để bắt gặp những gánh hàng rong mà người bán không hề sử dụng găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với thực phẩm. Tương tự, không ít quán ăn, cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm chín cũng "bất tuân" quy định.

Tại các chợ, việc kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn diễn ra "như chưa hề có Nghị định". Không chỉ thiếu các thiết bị, dụng cụ theo quy định, thức ăn thậm chí không được che, đậy ngăn bụi bẩn, người bán hàng không có găng tay, khẩu trang hay tạp dề…

Nhan nhản thức ăn đường phố “bẩn” ở Hà Tĩnh

... và tương tự với những người bán hàng rong.

Một người (giấu tên) kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn tại khu vực chợ Vườn Ươm (TP. Hà Tĩnh) cho hay, vẫn biết, để đảm bảo "thực phẩm sạch" thì cần che đậy kín thức ăn, phải sử dụng khẩu trang, găng tay khi tiếp xúc… Nhưng nếu che đậy thì không thu hút được quan tâm của người tiêu dùng và chúng tôi cũng chưa có thói quen này.

Một số hộ kinh doanh thì lấy lý do "chưa từng nghe nói về nghị định" nên chưa "kịp" tuân thủ các quy định. Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Tuấn (thị trấn Thạch Hà, Thạch Hà): Kể cả khi nắm rõ các quy định mà họ không có ý thức tự giác thì người tiêu dùng vẫn "lãnh đủ". Đơn cử như người bán hàng sử dụng găng tay để vừa chế biến thức ăn sống, vừa cầm nắm thức ăn chín và thu tiền, thì không còn đảm bảo được vệ sinh ATTP. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát phải được thực hiện thường xuyên, tránh tình trạng đối phó.

Nói về công tác triển khai Nghị định 115, ông Dương Đăng Ngọc - Trưởng phòng Y tế TP. Hà Tĩnh, cho biết: Trước mắt, chúng tôi tập trung tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức để người dân tự giác chấp hành. Hiện tại, đơn vị đã tổ chức tập huấn đến đội ngũ cán bộ quản lý và đang chuẩn bị tổ chức tuyên truyền đến các hộ chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Đối với những hành vi cố tình vi phạm, tái phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định.

"Tuy nhiên, việc tuyên truyền, xử phạt gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những người buôn bán hàng rong. Quan trọng nhất là người tiêu dùng cần nâng cao khả năng “tự vệ”, "tẩy chay" với thực phẩm "bẩn" – ông Ngọc nói thêm.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.