Nhiều hộ dân trên hồ Khe Giao lâm vào cảnh không đường, không điện

(Baohatinh.vn) - Hồ Khe Giao (thường gọi vực Nâu) nằm trên địa bàn thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Nơi đây ngày xưa là rừng thiêng nước độc, địa hình đồi núi dốc là chủ yếu. Hàng chục năm trước, nhiều người dân trong vùng đã lên đây khai hoang, trồng rừng, chăn nuôi.

Đầu năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt tiểu dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước Khe Giao, thuộc hệ thống thủy lợi Khe Giao. Dự án do UBND huyện Thạch Hà làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí trên 111 tỷ đồng, từ nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn huy động khác.

nhieu ho dan tren ho khe giao lam vao canh khong duong khong dien

Người dân vẫn phải qua hồ bằng những chiếc thuyền gỗ thô sơ, không phao cứu sinh…

Dự án hồ chứa nước Khe Giao nhằm đảm bảo nguồn tưới nước cho 550 ha đất canh tác xã Ngọc Sơn, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, phòng lũ cho vùng hạ lưu và chống cháy rừng.

Sau khi hồ Khe Giao triển khai xây dựng, nhiều hộ dân cũng đã được đền bù theo quy định của Nhà nước và phải di dời ra khỏi khu vực lòng hồ, đến nơi khác sinh sống.

Hồ chứa nước Khe Giao hoàn thành vào tháng 12/2015 và hiệu quả của nó là điều không bàn cãi. Tuy nhiên, đối với hàng chục hộ dân đang sinh sống phía trên lòng hồ, họ đang phải đối mặt với nguy hiểm rình rập khi đường giao thông chưa có, không có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Theo lãnh đạo UBND xã Ngọc Sơn, hiện nay, phần diện tích đất phía trên, ngoài ranh giới của lòng hồ có trên 20 hộ dân đang sinh sống. Họ gặp rất nhiều khó khăn do gần như bị cô lập, đi lại chủ yếu dựa vào một vài chiếc thuyền gỗ nhỏ thô sơ, tự chèo, rất nguy hiểm và khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa…

Ông Nguyễn Văn Lình, một hộ dân tại đây cho biết: “Sau khi chính quyền ngăn đập, hồ tích nước, chúng tôi vẫn phải ở lại sinh sống, vẫn phải chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng do nằm ngoài vùng giải tỏa.

Ông Nguyễn Văn Bằng (người chèo thuyền) cho biết thêm: “Hiện tất cả trẻ nhỏ và người già chúng tôi phải gửi về xuôi để sinh sống, học tập vì ở đây rất nguy hiểm. Trước thực trạng trên, chúng tôi mong muốn chính quyền, cơ quan chức năng hỗ trợ người dân nơi đây ổn định sinh hoạt và cứu hộ, cứu nạn”.

Nỗi lo của người dân sống trên lòng hồ Khe Giao càng tăng lên khi mùa mưa lũ sắp đến, họ vẫn phải qua hồ bằng những chiếc thuyền gỗ thô sơ, không phao cứu sinh…

Chủ đề Bạn đọc viết

Đọc thêm

Trúng đậm cá trích, ngư dân Thạch Lạc kiếm tiền triệu mỗi chuyến ra khơi

Ngư dân Thạch Lạc trúng đậm cá trích

Thời tiết thuận lợi, ngư dân xã Thạch Lạc (Hà Tĩnh) liên tiếp trúng đậm cá trích. Có những thuyền chỉ sau 4 - 5 giờ ra khơi mang về thu nhập hàng chục triệu đồng.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 120-490 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Họp khẩn với mức thuế đối ứng 46% của Mỹ

Trước thông tin Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề đã tổ chức họp khẩn nhằm tìm giải pháp giảm thiểu thiệt hại.
Hà Tĩnh quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Hà Tĩnh quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Tính đến hết quý I/2025, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt 1.027 tỷ đồng, bằng 23% kế hoạch vốn giao, nằm trong nhóm giải ngân tốt của cả nước.
Tăng tốc thi công cầu 120 tỷ đồng ở Vũ Quang

Tăng tốc thi công cầu 120 tỷ đồng ở Vũ Quang

Nỗ lực thi công nên thời điểm này, dự án cầu Hốp Chuối (thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã đạt hơn 75% khối lượng, dự kiến hoàn thành trước ngày 30/6/2025 (vượt tiến độ 6 tháng).
Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Niềm vui hiến đất mở đường ở xóm đạo toàn tòng

Hy sinh lợi ích, bà con giáo dân thôn Vĩnh Phúc đã tích cực hiến đất và tài sản trị giá hàng tỷ đồng để mở đường giao thông, góp phần xây vùng quê nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Nam Phúc Thăng, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).
Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Biến rác thải thành hàng trăm tấn phân bón hữu cơ

Mô hình "Tổ hợp tác xử lý rác hữu cơ" của Hội LHPN xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đi vào hoạt động không chỉ góp phần làm tốt công tác bảo vệ môi trường mà còn biến hàng trăm tấn rác thải thành nguồn phân bón hữu ích.