Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

(Baohatinh.vn) - Giá thành rẻ, có trọng lượng nhẹ và bắt mắt khiến nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn giữ thói quen sử dụng những chiếc mũ bảo hiểm “thời trang” khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy. Điều này vừa vi phạm Luật An toàn giao thông vừa mất an toàn khi tham gia giao thông.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Trên các tuyến phố tại TP Hà Tĩnh, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân sử dụng những chiếc mũ thể thao, mũ thời trang... để thay thế cho mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Những chiếc mũ này chỉ có giá thành khoảng từ 30.000 - 100.000 với nhiều mẫu mã, kiểu dáng mỏng, nhẹ và dễ dàng mua được tại các cửa hàng thiết bị dân dụng, tạp hóa nên rất được người dân ưu chuộng.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Tuy nhiên, đây là loại mũ chỉ được sử dụng cho người chơi thể thao, sử dụng các phương tiện thô sơ, không phải “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” theo quy định của pháp luật (Ảnh: Tem của một chiếc mũ thể thao ghi rõ công năng sử dụng của sản phẩm).

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Dù vậy, nhiều người dân vẫn không biết hoặc cố tình ngó lơ và sử dụng những sản phẩm này thay thế mũ bảo hiểm đúng quy định

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Theo quy định, mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo (Ảnh chụp phần hướng dẫn sử dụng của mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy).

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Các loại mũ thời trang không có phần đệm hấp thu xung động, không có tác dụng giảm chấn động khi xảy ra va đập nên không thể bảo vệ vùng đầu cho người sử dụng khi lưu thông bằng phương tiện mô tô, xe máy.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Tại các khu vực nông thôn, những chiếc mũ bảo hiểm không đúng quy định càng được sử dụng nhiều hơn. Ảnh chụp tại thị trấn Hương Khê

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Một chiếc mũ thời trang, bắt mắt nhưng không có tác dụng bảo vệ vùng đầu.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Trong trường hợp vừa điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại lại kéo thêm xe kéo cồng kềnh như người đàn ông này, nếu chẳng may xảy ra va chạm thì rất nguy hiểm.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Để tự bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho mình khi tham gia giao thông người dân cần nâng cao ý thức, từ bỏ thói quen sử dụng mũ không đạt chuẩn.

Nhiều người dân Hà Tĩnh vẫn đội mũ “thời trang” khi tham gia giao thông

Trước tình trạng nhiều người dân còn đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành đúng theo quy định. Từ đầu năm 2021 đến nay, riêng trên địa bàn TP Hà Tĩnh, lực lượng CSGT đã xử phạt 785 trường hợp vi phạm các lỗi liên quan tới việc không đội mũ bảo hiểm hoặc đội không đúng quy định. Trong ảnh: Lực lượng Cảnh sát giao thông TP Hà Tĩnh xử phạt người vi phạm.

Điểm i, k, Khoản 2 Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe:

- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.