Nhờ đâu Hà Tĩnh tăng 22 bậc về Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022?

(Baohatinh.vn) - Sự tăng hạng của các chỉ số thành phần trụ cột đã giúp cho Hà Tĩnh xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh.

Bộ TT&TT vừa công bố xếp hạng Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) năm 2022. Theo kết quả đánh giá, Hà Tĩnh đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 22 bậc so với năm 2021; xếp thứ 3 khu vực Bắc Trung bộ, sau các tỉnh Thanh Hoá và Thừa Thiên Huế.

Nhờ đâu Hà Tĩnh tăng 22 bậc về Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022?

Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Quốc giá về chuyển đổi số, Bộ TT&TT đã công bố chỉ số DTI cấp tỉnh năm 2022. Ảnh: vietnamnet.vn

Ông Đặng Văn Đức - Trưởng phòng CNTT và Bưu chính viễn thông (Sở Thông tin và Truyền thông) cho biết: “Qua phân tích, đánh giá cho thấy, các chỉ số trên cả 3 trụ cột (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số) trong đánh giá chỉ số DTI năm 2022 của Hà Tĩnh đều có sự tăng hạng lớn so với năm 2021. Có được sự tăng hạng mạnh mẽ như vậy là nhờ sự đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt triển khai các giải pháp của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; sự vào cuộc trong triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ chuyển đổi số của các các sở, ban, ngành và các địa phương; sự nỗ lực, trách nhiệm của các doanh nghiệp và tổ chuyển đổi số ở cộng đồng”.

Theo phân tích từ Sở TT&TT thì Chỉ số Chính quyền số xếp hạng 39/63, tăng 20 bậc so với năm 2021; Chỉ số Xã hội số xếp hạng 39/63, tăng 18 bậc so với năm 2021. Ngoài ra, các nhóm chỉ số khác cũng đều cơ bản có sự tăng hạng, như: Nhóm chỉ số An toàn thông tin mạng xếp hạng 35/63, tăng 28 bậc so với năm 2021; Nhóm chỉ số Nhân lực số xếp hạng 31/63, tăng 12 bậc so với năm 2021; Nhóm chỉ số Hạ tầng số xếp hạng 31/63, tăng 29 bậc so với năm 2021; Nhóm chỉ số Nhận thức số xếp hạng 32/63, tăng 25 bậc so với năm 2021.

Nhờ đâu Hà Tĩnh tăng 22 bậc về Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022?

Chỉ số DTI của Hà Tĩnh tăng 22 bậc so với năm 2021.

Theo báo cáo đánh giá từ Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, năm 2022, Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chuyển đổi số. Trong xây dựng, phát triển dữ liệu, hệ thống các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được duy trì, bảo đảm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước của các ngành, địa phương. Đến nay, 100% cơ quan Nhà nước có hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Hà Tĩnh đã phát triển mạnh các ứng dụng, dịch vụ nội bộ. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã có cổng/trang TTĐT, thông tin được cập nhật liên tục, hiệu quả, tích hợp trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia trên các lĩnh vực: dân cư, đất đai, BHXH, doanh nghiệp, lý lịch tư pháp. Đồng thời, kết nối liên thông Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia và thực hiện hiệu quả 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06.

Nhờ đâu Hà Tĩnh tăng 22 bậc về Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022?

Hà Tĩnh thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số gắn với triển khai Đề án 06.

Điều hành, tác nghiệp trực tuyến được duy trì đồng bộ. Các hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành tác nghiệp, ý kiến chỉ đạo, gửi nhận văn bản, tác nghiệp nội bộ, chữ ký số được ứng dụng thường xuyên từ cấp tỉnh đến cấp xã. 100% UBND cấp huyện có các hệ thống phần mềm chuyên ngành cho các lĩnh vực.

Trong xây dựng, phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp, hệ thống một cửa điện tử của tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã vận hành ổn định, bảo đảm liên thông 3 cấp, phục vụ tốt công tác tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính. Hà Tĩnh duy trì, quản lý tốt hoạt động giao dịch cho 340 gian hàng trên Sàn Giao dịch thương mại điện tử tỉnh.

Nhờ đâu Hà Tĩnh tăng 22 bậc về Chỉ số Chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2022?

Tăng cường đầu tư các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giao dịch hành chính.

Đối với dịch vụ công trực tuyến, Hà Tĩnh đã ban hành danh mục thủ tục hành chính đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên địa bàn. Hiện có 1.112 TTHC đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính sự nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2030. Đặc biệt, ngành chuyên môn triển khai vận hành ổn định Hệ thống Giám sát và điều hành thông minh tỉnh (IOC) để phục vụ có hiệu quả công tác giám sát, theo dõi, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh.

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Bí thư Thành ủy Viêng Chăn dâng hương tại Ngã ba Đồng Lộc

Dâng hương tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn bày tỏ lòng thành kính trước những anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam, vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.
Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Thống nhất nội dung kỳ họp giữa năm HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Sáng 12/5, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh khóa XVIII. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh chủ trì cuộc họp.
Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Vấn đề hôm nay: Sắp xếp ĐVHC cấp xã - từ đề án đến hành động

Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.