Những chiếc xe đạp thồ huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(Baohatinh.vn) - Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hậu cần Việt Nam đã làm nên một kỳ tích vượt ngoài dự tính của quân đội viễn chinh Pháp đó là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm cho quân đội và lực lượng vũ trang kháng chiến toàn thắng. Một trong những phương tiện chủ lực góp phần vào thành tích đáng tự hào, đó là xe đạp thồ.

a4.jpg
Bộ chỉ huy chiến dịch dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. (Ảnh: TTXVN)

Huy động sức dân, lấy trung tâm hành động là những chiếc xe đạp thồ

Trước khi Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra, thực dân Pháp cho rằng Việt Minh sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề tiếp tế hậu cần cho một chiến dịch lớn và xa hậu phương như thế. Theo tính toán của quân địch, lực lượng của Tướng Giáp sẽ không thể có được tiếp viện vũ khí, đạn dược và lương thực. Phải mang hàng nghìn tấn hàng, xuyên hàng trăm km rừng rậm để tiếp viện cho một lực lượng chiến đấu khoảng 50.000 người là một thử thách không thể vượt qua.

Đó là một nhận định hoàn toàn có cơ sở bởi Điện Biên Phủ cách rất xa hậu phương của chúng ta. Cung đường trên 500km, địa hình rừng núi bao la hiểm trở, đường vận tải cơ giới hư hỏng và không có đường thủy, mưa nắng thất thường, phương thức vận chuyển thô sơ.

Nếu vận chuyển hoàn toàn bằng sức người gánh bộ từ Thanh Hóa ra đến Việt Bắc rồi Tây Bắc thì cứ 1kg gạo đi đến đích phải có 24kg gạo ăn dọc đường. Nếu vậy phải huy động hơn 600 nghìn tấn gạo và một lực lượng dân công khổng lồ. Đây là điều khó có thể thực hiện được trên thực tế khiến công tác hậu cần trở thành một trong những vấn đề khó khăn nhất khi ta mở Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ, quân và dân ta đã có những cách làm sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn như: Động viên Nhân dân Tây Bắc ra sức tiết kiệm đóng góp tại chỗ, đẩy mạnh làm đường, sử dụng tối đa số ô tô vận tải hiện có, huy động tối đa các phương tiện vận chuyển thô sơ như: xe ngựa, voi, xe thồ...

a6.png
Binh đoàn xe đạp thồ trên đường ra chiến dịch. Ảnh: TTXVN

Trong tất cả các phương tiện vận chuyển, xe đạp thồ đã chứng minh được tính ưu việt của mình. Ưu điểm của loại phương tiện này là nhỏ gọn, cơ động lại không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ ngụy trang, có thể di chuyển trên địa hình đồi núi dù là khó khăn nhất. Sử dụng xe đạp thồ vận chuyển cũng năng suất hơn nhiều so với gánh bộ. Mỗi chiếc xe thồ có sức chở trung bình từ 50kg đến 100kg tương đương với sức mang của 5 người. Khi được gia cố thêm, xe đạp thồ có thể mang từ 200kg đến 300kg gạo và có thể chở được những vật tư cồng kềnh hay chất lỏng.

Trên thực tế đã có nhiều dân công với phương tiện xe đạp thồ chở được khối lượng hàng hóa vượt mức trung bình hơn rất nhiều, tiêu biểu như: ông Bùi Tín (dân công tỉnh Thanh Hóa) vận chuyển lương thực, vũ khí đạt trọng tải từ 80kg đến 213kg (kết thúc chiến dịch, ông vinh dự được thưởng Huy hiệu Bác Hồ và Huân chương Chiến công hạng ba); “Kiện tướng xe thồ” Cao Văn Tỵ (dân công tỉnh Thanh Hóa) với nhiều sáng kiến đã chở được 320kg/chuyến. Đặc biệt là ông Ma Văn Thắng (dân công tỉnh Phú Thọ). Chiếc xe đạp thồ do ông Thắng gia cố đã lập kỷ lục vận chuyển trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có chuyến chở 325 kg hàng, gấp 13 lần một người gồng gánh.

a9.png
Nhân dân Thanh Hóa tiễn đoàn dân công xe đạp thồ lên đường phục vụ tiền tuyến năm 1954. Ảnh Internet.

Với năng suất vận chuyển cao như vậy, những chiếc xe đạp thồ tưởng chừng thô sơ, vô hại lại trở thành “vũ khí đặc biệt” góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chưa bao giờ công tác hậu cần lại đảm bảo được một khối lượng vật chất lớn đến như thế: 20.125 tấn, trong đó gạo 14.950 tấn, vũ khí và dầu 3.000 tấn, 268 tấn muối, 577 tấn thịt, 565 tấn thực phẩm và 177 tấn vật chất khác. Lần đầu tiên ta bảo đảm hậu cần cho một lực lượng lớn tham gia chiến dịch (hơn 87.000 người) bao gồm cả bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong và dân công phục vụ chiến dịch.

Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng

Càng những ngày cuối Chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng vạn chiếc xe đạp thồ từ các vùng tự do, vùng mới giải phóng Tây Bắc cũng như những vùng sau lưng địch đã băng rừng vượt suối hăng hái tham gia phục vụ tiền tuyến.

Những tuyến cung cấp của quân và dân ta dài hàng trăm km từ Thanh Hóa, Phú Thọ lên đến Tây Bắc, trên những cung đường hiểm nguy, suối sâu đèo cao. Hơn 21.000 chiếc xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn, mỗi đoàn nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30-40 xe cứ ngày đêm cặm cụi, kiên nhẫn đi trong đêm, trong sương mù, trong mọi điều kiện khí hậu và trải qua mọi cung đường hướng về phía mặt trận. Khi xe nghỉ, người điều khiển lại tranh thủ thời gian bảo dưỡng xe: tra dầu, bơm hơi, thay thế những lốp xe bị mòn. Ai cũng yêu quý xe, coi xe thồ như chính một phần quan trọng trên cơ thể mình.

a5.jpg
Ngày 7/5/1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị quân ta tiêu diệt, lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" bay trên nóc hầm Đờ Cát-xtơ-ri. (Ảnh: TTXVN)

Đến ngày 7/5/1954, sau 56 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên, bắn rơi 62 máy bay, thu 64 ô tô và toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng của địch. Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành bản anh hùng ca bất diệt trong thời đại Hồ Chí Minh; một trong những chiến công chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thế kỉ XX.

Không phải người Pháp không phát hiện ra những chiếc xe đạp thồ là nguồn vận chuyển chính cho Điện Biên Phủ mà những nỗ lực để ngăn chặn nó chưa bao giờ thực hiện được. Ký giả Jules Joy trong cuốn “Trận Điện Biên Phủ” đã viết: “Đã có hàng trăm tấn bom được ném xuống các tuyến giao thông và những con đường tiếp vận của Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chẳng bao giờ cắt đứt nổi những con đường ấy… Điều khiến Tướng Nava bị thua chính là những chiếc xe đạp thồ với những kiện hàng từ 200 đến 320kg được điều khiển bởi những con người ăn không thật no và ngủ thì nằm ngay trên những mảnh nilong trải trên đất”.

w-hai-4804-1-1057 (1).jpg
Những chuyến xe đạp thồ được tái hiện trong lễ sơ duyệt 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ảnh: VNN)

Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện Biên Phủ là một điều kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà cả lịch sử chiến tranh thế giới. Những chiếc xe đạp thồ tuy giản dị nhưng lại là minh chứng sống động cho tinh thần và ý chí quyết tâm không có gì lay chuyển được của một dân tộc kiên cường, anh dũng, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.

Chủ đề 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.