Những điều kiện nào để bị cáo được hưởng án treo?

(Baohatinh.vn) - Anh Phan Văn Hạnh, trú tại huyện Kỳ Anh hỏi: Con tôi trót dại lấy trộm chiếc điện thoại di động trị giá 14 triệu đồng. Đây là lần đầu con tôi phạm tội và đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực bồi thường, đồng thời còn được xin giảm nhẹ của người bị hại. Vậy xin hỏi những điều kiện nào để bị cáo được hưởng án treo?

Trả lời: Khoản 1, Điều 2 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao quy định về điều kiện được hưởng án treo cụ thể như sau:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù.

nhung dieu kien nao de bi cao duoc huong an treo

ảnh minh hoạ

“Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3, Điều 8 của Bộ luật Hình sự;

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ.

c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng; d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, Điều 48 của Bộ luật Hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, Điều 46 của Bộ luật Hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, Điều 46 của Bộ luật Hình sự.

Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2, Điều 46 của Bộ luật Hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c, mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật Hình sự năm 1999”;

đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng”.

Luật sư Phan Duy Phong

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?