(Baohatinh.vn) - Tuồng cổ (hay còn gọi là hát bội) đã từng có “một thời vang bóng” ở vùng quê Thạch Mỹ (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vào thập niên 50-60 thế kỷ trước.
Đã gần bước sang tuổi 80, lão nông Lê Văn Lời (thôn Hà Ân - xã Thạch Mỹ) vẫn giữ được sức khỏe dẻo dai và một giọng hát khi cao vút trong trẻo, khi lại trầm ấm, đục khàn. Ông là một trong số ít những “diễn viên” đời đầu của CLB Tuồng cổ xã Thạch Mỹ còn sống. Trong câu chuyện của ông, tuồng cổ gắn liền với đời sống tinh thần, cuộc sống lao động sản xuất của người dân quê ông một thời. Thập niên 50-60 của thế kỷ trước, khi cuộc sống còn nhiều gian khó, chưa có nhiều hình thức giải trí như bây giờ, CLB của ông Lời là món ăn tinh thần chính của người dân địa phương.
CLB có khoảng 20 thành viên là những người nông dân trong vùng, có chất giọng, khả năng diễn xuất và tình yêu đặc biệt với bộ môn nghệ thuật khó tiếp cận này. “Ngày ấy, chúng tôi say mê với tuồng lắm! Ngày đi làm đồng, tối về tranh thủ tập diễn, tập hát - ông Lời kể về niềm say mê một thời.
Nhưng những buổi diễn của CLB ngày ấy thu hút rất đông khán giả là người dân địa phương và các vùng lân cận đến xem và cổ vũ. Ông Lời chia sẻ: “Những vở diễn gắn với các sự kiện lịch sử, tác phẩm văn học nổi tiếng được dàn dựng và diễn trong các ngày lễ tết, kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày thành lập HTX, hoặc dịp đầu xuân năm mới… Nhiều vở chúng tôi diễn đến thuộc làu như Tô Định, Mối tình chung thủy, Lam Sơn khởi nghĩa, Kiều Nguyệt Nga…”.
Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, những tiện ích trong đời sống như tivi, đài cassette… phổ biến, người dân có nhiều lựa chọn hơn trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Cùng với đó, các thành viên CLB tuổi cao sức yếu, người mất, kẻ còn, kinh phí hoạt động lại tốn kém, CLB Tuồng cổ xã Thạch Mỹ thưa vắng dần những ca tập sôi nổi, những buổi diễn say mê. Ông Lời tiếc nuối: “Hiện nay, trên địa bàn xã còn có khoảng 15 người biết hát tuồng cổ. Tôi vẫn thường xuyên vận động già, trẻ tham gia, nhưng vì nhiều lý do, CLB không giữ được nếp xưa nữa. Vở diễn cuối cùng cũng cách đây vài năm rồi. Chúng tôi già rồi, chỉ mong truyền dạy cho thế hệ sau để duy trì được nét sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở địa phương”.
Là người đến với CLB tuồng sau ông Lời, nhưng ông Nguyễn Bá Ngọc (thôn Hữu Ninh) và nhiều thành viên CLB cũng đau đáu nỗi niềm tiếc nhớ khi tuồng cổ dần mai một trong đời sống người dân địa phương. “Ngày trước, cứ ăn cơm tối xong là vợ chồng tôi lại đèo nhau trên xe đạp qua nhà ông Lời tập diễn. Mưa gió cũng cứ đi, chẳng quản điều gì” - ông Ngọc kể về kỷ niệm của một thời xa vắng. Rồi ông tiếc nuối: “Giờ thỉnh thoảng “nhớ nghề”, chúng tôi lại hát với nhau và kể cho các cháu nghe về một thời sinh hoạt văn hóa - văn nghệ sôi nổi”.
Ông Lời và các thành viên CLB đang duy trì tập luyện với mong muốn tuồng cổ được phục dựng và truyền dạy cho thế hệ sau. Qua đó, duy trì được nét sinh hoạt văn hóa có từ lâu đời ở địa phương.
Trưởng ban Văn hóa xã Phan Văn Hải cho biết: “Nếu những người tâm huyết có mong muốn khôi phục thì về mặt chủ trương, chính quyền rất ủng hộ, tuy nhiên, xã cũng khó khăn nên không thể hỗ trợ được nhiều về kinh phí, rất cần sự chung tay đóng góp của người dân để không mai một môn nghệ thuật truyền thống này”.
Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Hôm nay, trong những ngày đầu năm mới đầy khí thế, Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên Báo Hà Tĩnh lại được hội ngộ những người “gieo hạt” trên “cánh đồng xa” của mình trong tình cảm vô cùng thiết tha, trìu mến.
Bên cạnh du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái, năm 2025, loại hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cũng là một trong những mũi nhọn của du lịch Hà Tĩnh.
Đêm nhạc là lời tri ân của quê hương Hà Tĩnh dành cho nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý, người đương thời sâu nặng nghĩa tình với mảnh đất, con người núi Hồng, sông La.
Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã khép lại nhưng dư âm về tài năng, nhân cách của Đại danh y vẫn lan tỏa mãi trong lòng người dân Hà Tĩnh và muôn phương.
Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã tái hiện chân thực, xúc động chân dung cao đẹp về Đại danh y của dân tộc.
Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Phát huy giá trị di sản Hải Thượng Lãn Ông nói riêng, các giá trị di sản văn hóa nói chung, Hà Tĩnh luôn ưu tiên nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để đưa văn hóa phát triển toàn diện, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực to lớn trên hành trình phát triển bền vững.
Đến thắp hương tại khu mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), người dân và du khách gần xa thành kính tri ân công lao to lớn của Đại danh y đối nền y học, văn học nước nhà.
Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Du khách và người dân Hà Tĩnh có cơ hội hiểu hơn về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thông qua các hình ảnh, tư liệu tại 2 cuộc triển lãm, trưng bày di sản của Đại danh y.
Với Hải Thượng y tông tâm lĩnh, Lê Hữu Trác đã góp phần quan trọng trong khơi nguồn cảm hứng, khởi tạo, kích hoạt, kết nối mối quan hệ, giao lưu văn hóa nói chung, y học cổ truyền nói riêng giữa Việt Nam với không chỉ Trung Quốc và các nước Đông Á mà còn với nhiều quốc gia khác.
Chuyên đề “Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - cuộc đời và sự nghiệp” được tổ chức trưng bày tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm góp phần tôn vinh cống hiến to lớn của ông với nền y học, văn học nước nhà và thế giới.
Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh là bộ mộc bản gốc, duy nhất khắc lại đầy đủ bộ sách thuốc Y tông tâm lĩnh của Đại danh y Lê Hữu Trác.
Mỗi em một thành tích nổi bật trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh và chinh phục IELTS, Thái Doãn Hoàng Quân và Nguyễn Hữu Long đã góp phần làm rạng danh ngôi trường làng THPT Lê Quý Đôn (Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Những hình ảnh, tư liệu được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh giúp khán giả hiểu sâu hơn về di sản quý giá của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại cho hậu thế.
Thung lũng Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) xuất hiện từ kỳ Đại Tân Sinh, trải qua nhiều lần biến động của địa chất, hình thái ấy vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.
Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn) là thành quả lớn, thể hiện nỗ lực cao của các bộ, ngành và Đảng bộ, Nhân dân Hà Tĩnh, trong đó có những người hết lòng tâm huyết như GS.TS. Thiếu tướng Lê Năm - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã được các đơn vị phụ trách triển khai đúng tiến độ, sẵn sàng cho sự kiện.
Chào đón Giáng sinh, bà con xóm đạo toàn tòng Nam Thành, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã ra quân chỉnh trang các tuyến đường, chăm sóc vườn tược, quyết tâm về đích khu dân cư NTM kiểu mẫu vào năm 2025.
Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.
Di tích nhà thờ Võ Đức Vọng, Võ Đức Ngao ở xã Trung Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) là nơi con cháu phụng thờ, ghi nhớ công đức của tổ tiên và 2 vị tôn thần trong dòng họ.
Bố qua đời vì bạo bệnh, mẹ thường xuyên đau ốm nhưng em Lê Thị Thanh Huyền - lớp 12H Trường THPT Lê Hữu Trác (Hương Sơn – Hà Tĩnh) luôn nỗ lực giành thành tích cao trong học tập.
Các tham luận tại hội thảo do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều (Hà Tĩnh) tổ chức đã cho thấy nhiều giá trị mới về tác phẩm văn học kinh điển.
Hàng trăm bức ảnh, tư liệu tại triển lãm kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sẽ giúp người dân Hà Tĩnh và du khách hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Đại danh y.