Cánh đồng mẫu ở Đức Thọ: Chắp cánh "tam nông"!

(Baohatinh.vn) - Vụ xuân 2017, Đức Thọ (Hà Tĩnh) xây dựng được 35 cánh đồng mẫu với diện tích 2.200 ha, trong đó có 18 cánh đồng mẫu được xây dựng tập trung hướng tới quy mô cánh đồng mẫu lớn có diện tích từ 50 ha trở lên tại 18 xã vùng lúa của huyện với tổng diện tích 1.266 ha. Riêng tại một số xã như: Trung Lễ, Đức Thủy, Yên Hồ, Đức Hòa, Đức An... đã xây dựng được cánh đồng mẫu lớn từ 100 ha trở lên.

canh dong mau o duc tho chap canh tam nong

Cánh đồng mẫu tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, tiết kiệm sức dân

Đến với Đức Thọ vào thời điểm này, điều mà ai cũng dễ nhận thấy đó là những cánh đồng nhìn hút tầm mắt một màu lúa thì con gái mơn mởn, báo hiệu một vụ xuân bội thu. Ông Trần Hoài Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ phấn khởi cho biết, thành công lớn nhất của huyện nhà là đến thời điểm này, 100% số xã đã xây dựng được cánh đồng mẫu. Điểm khác biệt của cánh đồng mẫu đó là gieo cấy 1 loại giống, thực hiện 1 quy trình sản xuất, xuống giống cùng thời điểm và thu hoạch cùng thời gian, do đó, hiệu quả và năng suất cao hơn hẳn những vùng khác có cùng điều kiện thổ nhưỡng.

Nếu như trước đây, trên một cánh đồng có hàng ngàn thửa ruộng nhỏ lẻ, manh mún; bà con nông dân sản xuất hàng trăm loại giống khác nhau, thời gian xuống giống không đồng nhất, không đại trà, việc chăm sóc mỗi người mỗi kiểu và cuối cùng là sâu bệnh thường xuyên phá hại, không chủ động trong việc tưới tiêu, năng suất không cao, nhưng hiện nay, sau khi triển khai xây dựng cánh đồng mẫu thì cơ bản đã khắc phục được những mặt yếu đã tồn tại trong nhiều năm qua.

Việc thực hiện sản xuất trên cánh đồng mẫu còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, tiết kiệm sức dân từ khâu làm đất đến chăm bón, thu hoạch và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu vì ít bị sâu bệnh phá hại. Cùng với đó là vận động bà con tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế bón phân hóa học cho lúa… góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, làm nên thương hiệu hạt lúa Đức Thọ.

“Vụ xuân năm 2016, trên cơ sở định hướng của huyện, Đức Thủy đã mạnh dạn cơ cấu 3 loại giống chủ lực là P6, thiên ưu và nếp nhằm xây dựng cánh đồng mẫu lớn chuyên canh đồng nhất giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác. Theo đó, xã đã quy hoạch 100 ha xây dựng cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa chất lượng cao duy nhất 1 loại giống P6 cho năng suất 64 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay và là đơn vị dẫn đầu về năng suất lúa của huyện. Vụ xuân 2017, địa phương tiếp tục mở thêm 81 ha cánh đồng mẫu tập trung nữa, nâng tổng số diện tích cánh đồng mẫu của địa phương lên 181 ha…”, ông Nguyễn Nghiêm - Chủ tịch UBND xã Đức Thủy khoe.

Năng suất được nâng lên, chất lượng hạt gạo thơm ngon, giá thành cao là những gì mà cánh đồng mẫu đã mang lại cho bà con nông dân xã Đức Thủy nói riêng và huyện Đức Thọ nói chung. Được biết, để hình thành, đưa những cánh đồng mẫu vào sản xuất hiệu quả, thời gian đầu không phải ở đâu cũng “xuôi chèo, mát mái”.

“Do thói quen làm ăn manh mún, nên bước đầu đưa vào sản xuất tập trung, nhiều hộ vẫn băn khoăn, nghi ngại… Nhưng được sự tuyên truyền, vận động, kết hợp với những quyết sách, phương án sản xuất đúng đắn của Phòng NN&PTNT huyện và chính quyền địa phương, đặc biệt là hiệu quả mang lại từ cánh đồng mẫu trình diễn ở các xã Đức Thủy, Trung Lễ, Đức Lâm, Yên Hồ vào năm 2012 là “chìa khóa” để Đức Thọ thành công trong chiến lược phát triển cây lúa trong những năm qua…” - Trưởng phòng NN& PTNT huyện Nghiêm Sỹ Đông cho hay.

Trước những thành công bước đầu trong công tác xây dựng cánh đồng mẫu tập trung hướng tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn có quy mô 100 ha trở lên, Đức Thọ đã và đang là đơn vị tiên phong của tỉnh, tiếp tục quy hoạch, vận động người nông dân dồn điền đổi thửa để xây dựng được nhiều cánh đồng mẫu hơn nữa trong những năm tới. Đối với những địa phương không đủ điều kiện để quy hoạch cánh đồng mẫu lớn thì huyện vẫn cho triển khai xây dựng cánh đồng mẫu nhỏ và vừa, miễn là thuận lợi trong sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng của hạt lúa.

(Còn nữa)

Chủ đề 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.