Hà Tĩnh chống khai thác IUU để chung tay gỡ "thẻ vàng" của EC

(Baohatinh.vn) - Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đang triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung cho đợt cao điểm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU), quyết tâm tháo gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).

Hà Tĩnh chống khai thác IUU để chung tay gỡ “thẻ vàng” của EC

Hiện nay, tình trạng tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng ngắt kết nối tiếp tục xảy ra, đặc biệt là tàu cá mất kết nối trên 10 ngày khi đi khai thác trên biển. Trong ảnh: Thông báo tàu cá vi phạm sử dụng thiết bị giám sát hành trình của ngư dân Trần Xuân Sinh (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà).

Hiện nay, toàn tỉnh có 101/101 tàu cá hoạt động khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (có 6 tàu hiện hư hỏng, nằm bờ đã ký cam kết sẽ lắp đặt khi hoạt động trở lại).

Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình nhưng ngắt kết nối khi khai thác trên biển tiếp tục xảy ra, đặc biệt là tàu cá mất kết nối trên 10 ngày. Đây là một trong những vấn đề lớn của Hà Tĩnh, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá của EC đối với công tác phòng chống IUU trong lần kiểm tra dự kiến vào tháng 6 tới đây.

Hà Tĩnh chống khai thác IUU để chung tay gỡ “thẻ vàng” của EC

Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra tàu cá xuất, nhập bến khai báo tại đồn, trạm biên phòng.

Ông Nguyễn Tông Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, thực hiện Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 15/3/2023 của UBND tỉnh về hành động chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 4 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Ban Chỉ đạo IUU của tỉnh đã ban hành văn bản triển khai thực hiện các giải pháp, kế hoạch hành động chống khai thác IUU năm 2023. Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT) tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành và các huyện, thị xã ven biển để điều tra, xử lý hành vi khai thác IUU; thành lập đoàn công tác định kỳ, đột xuất thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng chống khai thác IUU của các tổ chức, địa phương.

Đối với vấn đề cấp giấy phép khai thác thủy sản chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra (mới đạt hơn 81%), Chi cục Thủy sản cũng theo dõi, cử cán bộ trực tiếp hướng dẫn đến tận các thôn, xã những thủ tục theo quy định để thông tin và tuyên truyền đến ngư dân, cập nhật liên tục tiến độ cấp giấy phép khai thác thủy sản cho cơ quan quản lý để có hướng xử lý nếu gặp khó khăn, vướng mắc.

Đồng thời, giám sát chặt chẽ 100% sản lượng thủy sản khai thác được bốc dỡ tại các cảng cá; bố trí nhân lực tại cảng cá và văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh chống khai thác IUU để chung tay gỡ “thẻ vàng” của EC

Huyện Nghi Xuân phối hợp với Chi cục Thủy sản, Đồn Biên phòng Lạch Kèn tuyên truyền về chống khai thác IUU.

Là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền tương đối lớn, theo Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân Lê Anh Đức, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo khắc phục những tồn tại và hạn chế trong hoạt động chống khai thác IUU. Đặc biệt, tuyên truyền về Luật Thủy sản, chống khai thác IUU; rà soát, tiến hành cấp phép khai thác đối với những tàu cá còn hoạt động mà chưa có giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.

Thời điểm này, huyện đang tập trung rà soát danh sách các tàu chưa lắp thiết bị giám sát hành trình; tổ chức ký cam kết vận hành ổn định thiết bị; thường xuyên nhắc nhở, lập biên bản xử lý các chủ tàu khi không đảm bảo duy trì hoạt động liên tục 24/24 giờ của thiết bị giám sát hành trình từ khi tàu cá rời cảng đến khi cập cảng.

Hà Tĩnh chống khai thác IUU để chung tay gỡ “thẻ vàng” của EC

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sẽ thực hiện các đợt tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý tàu cá khai thác vi phạm IUU.

Cùng với đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện các đợt tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý tàu cá khai thác vi phạm IUU; kiểm tra, kiểm soát 100% tàu cá xuất, nhập bến tại đồn/trạm biên phòng tuyến biển; phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý các tàu cá làm nghề giã cào hoạt động tại vùng biển ven bờ và các hình thức khai thác bất hợp pháp IUU theo quy định.

Thiếu tá Hồ Mạnh Hùng - Chính trị viên Đồn Biên phòng Lạch Kèn thông tin: “Đồn đang phối hợp với UBND huyện Nghi Xuân tham gia tuyên truyền tích cực tại các hội nghị ở thôn, tổ liên gia, những buổi sinh hoạt của tổ cộng đồng nghề cá; sử dụng hệ thống loa phát thanh và xuống tận thuyền, phát tờ rơi, thông tin các quy định về Luật Thủy sản, phòng chống khai thác IUU tại các điểm tập kết tàu thuyền”.

Hà Tĩnh chống khai thác IUU để chung tay gỡ “thẻ vàng” của EC

Trọng tâm trong đợt cao điểm chống khai thác IUU để gỡ “thẻ vàng” là thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác thủy sản, cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE).

Ông Nguyễn Tông Thắng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: “Dự kiến, tháng 6/2023, đoàn thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 4 về chống khai thác IUU. Đây là cơ hội để Việt Nam trình bày, thể hiện kết quả của mình trong việc ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã ven biển trên cơ sở kế hoạch của UBND tỉnh cần tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả nhiệm vụ, giải pháp khắc phục các tồn tại trong công tác chống khai thác IUU để cùng cả nước tháo gỡ “thẻ vàng” của EC. Trong đó, trọng tâm là thực hiện công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp phép khai thác thủy sản, cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE); tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý tàu cá khai thác vi phạm IUU; theo dõi, giám sát 24/7 đối với 100% tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá...

Hà Tĩnh hiện có 2.960 tàu cá, trong đó, tàu cá dưới 12m là 2.348 chiếc, từ 12-15m là 506 chiếc, tàu trừ 15m trở lên là 106 chiếc. Công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trên biển luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo.

Theo báo cáo, thực hiện chống khai thác IUU, hiện nay, việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đạt hơn 81,67%, tỷ lệ đánh dấu tàu cá đạt 98%, tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 100%, 2.957 tàu cá đã đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Bài cuối: Quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp

Cả nước đã có 5 tỉnh được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hà Tĩnh đang tập trung thực hiện cơ bản khối lượng công việc trong năm 2024 và hoàn thiện các yêu cầu để được công nhận vào năm 2025. Khó khăn từ thực tiễn đang đòi hỏi sự quyết liệt và đột phá hơn nữa trong từng nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa khát vọng về nông thôn giàu bản sắc văn hóa, văn minh, hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Người chăn nuôi Vũ Quang tăng đàn đón tết

Để đảm bảo nguồn thu vào dịp cuối năm, thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tích cực tăng đàn, vỗ béo và nghiêm ngặt phòng dịch trên đàn vật nuôi.
Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Bài 3: Tiểu tiêu chí nước sạch - quyết liệt, kiên trì vì chất lượng cuộc sống

Chất lượng môi trường sống là một trong những tiêu chí cốt lõi trong xây dựng nông thôn mới. Đối với xã và huyện nông thôn mới nâng cao, tiêu chí này đặt ra những yêu cầu khá cao, nhất là quy định về tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Đứng trước khó khăn, Hà Tĩnh đặt quyết tâm rất cao, ưu tiên nguồn lực lớn để thực hiện bằng được nhằm góp phần tạo tính bền vững cho quá trình xây dựng tỉnh nông thôn mới.
Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Bài 2: Xây dựng đô thị văn minh - khó mấy cũng phải làm

Hà Tĩnh đã có 14/34 phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh, trong đó, 11 thị trấn thực hiện được từ 70-90% các tiêu chí. Con số phường, thị trấn đạt chuẩn cao gấp 2 lần so với thời điểm giữa năm 2024 đã chứng minh sự bứt tốc và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong lộ trình phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào cuối năm nay.
Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Bài 1: 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới - bám sát đường găng tiến độ

Để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng tỉnh nông thôn mới vào năm 2025, Hà Tĩnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thời điểm này, địa phương cuối cùng gần về đích là Hương Khê đang căng mình với khối lượng công việc khá lớn trên “chặng nước rút” về đích; các địa phương khác tập trung phát triển KT-XH và tiếp tục ưu tiên nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí huyện NTM theo chuẩn giai đoạn mới.
9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

9X Hà Tĩnh nuôi gà siêu trứng, thu 7 tỷ đồng mỗi năm

Với quy mô hơn 24.000 con gà siêu đẻ loại Isa Brown và D310, anh Nguyễn Như Đức (SN 1991) - Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Như Gia ở xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã nhân rộng chuỗi tiêu thụ, đạt doanh thu 7 tỷ đồng/năm.
Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn tươi vui ở Vũ Quang

Mùa hồng giòn năm nay, bà con nông dân xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) rất phấn khởi vì không chỉ được mùa mà còn được giá.
Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Khai mạc tuần lễ hồng Bình Du Vũ Quang

Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá đặc sản hồng Bình Du và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đến với người tiêu dùng trong và ngoài địa phương.
Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Vũ Quang có thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở sản xuất mà còn góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh).