Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) theo các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) để từng bước phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.

Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

Hà Tĩnh có 2.201/2.809 tàu cá đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, đạt tỷ lệ 78,36%. Ảnh: Hương Thành

Chuyển biến rõ nét

Với sự hỗ trợ chuyên môn từ Bộ NN&PTNT, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp tốt giữa các sở, ngành và địa phương cùng sự hợp tác của bà con ngư dân, năm 2022, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả khá, được các bộ, ngành Trung ương đánh giá cao.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 105/114 tàu cá (chiều dài từ 15m trở lên) đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS), còn 9 tàu hiện hư hỏng không hoạt động khai thác hải sản trên biển và đã có cam kết sẽ lắp đặt thiết bị VMS trước khi hoạt động trở lại.

Theo ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh: “Từ địa phương có tỉ lệ cấp giấy phép khai thác thuỷ sản ở mức thấp, chỉ đạt gần 25% vào tháng 11/2021 thì đến nay, toàn tỉnh có 2.201/2.809 tàu cá đã cấp, gia hạn giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, đạt tỷ lệ 78,36%, cao hơn mức trung bình chung của cả nước (cả nước đạt trên 52%)”.

Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

Chi cục Thuỷ sản Hà Tĩnh phối hợp với các cấp, ngành tăng cường công tác tuyên truyền đến tận ngư dân về Luật Thuỷ sản và khai thác thân thiện.

Thực tế cho thấy, sự nỗ lực của ngành chuyên môn trong siết chặt công tác quản lý tàu cá và tình hình đánh bắt trên biển cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền đã từng bước nâng cao kiến thức, sự hiểu biết pháp luật cũng như ý thức đánh bắt thân thiện cho ngư dân; gắn trách nhiệm đối với chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu gỡ “thẻ vàng” IUU.

Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng Nguyễn Văn Hùng cho biết: “Chi Cục Thủy sản tỉnh đã cử cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, phối hợp với xã, thôn rà roát lại các số liệu liên quan về tàu cá; tập huấn, hướng dẫn đến từng ngư dân cách thức để được cấp giấy phép khai thác thủy sản theo đúng quy định. Nhờ vậy, bà con đã tích cực chấp hành các quy định, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền kiểm soát thông tin về đánh bắt thủy sản ở địa bàn xã”.

Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

Ngư dân làm thủ tục trước khi xuất cảng tại Cảng cá Cửa Sót.

Một trong những nội dung quan trọng trong chống khai thác IUU là kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng. Để thực hiện công việc này, Sở NN&PTNT đã bố trí nhân lực và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua các cảng cá theo quy định.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, có 9.521 lượt tàu cá cập cảng và 9.561 lượt tàu cá rời cảng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng thủy sản qua cảng là 4.172 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Văn phòng IUU tại cảng đã thực hiện kiểm tra 9.521 lượt tàu cá (rời cảng 4.287 lượt, cập cảng 4.219), đạt tỷ lệ 45% - cao hơn so với yêu cầu tại Điều 7 Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT. Qua kiểm tra, việc ghi, nộp nhật ký khai thác, báo cáo khai thác của ngư dân sau khi khai thác cũng dần được cải thiện hơn; đến nay, ngư dân đã ghi, nộp nhật ký khai thác khá kịp thời.

Ngư dân Nguyễn Xuân Nam (thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim, Lộc Hà) cho biết: “Thường xuyên được tuyên truyền nên trong quá trình khai thác, chủ tàu, thuyền trưởng đã từng bước tuân thủ nghiêm túc các quy định. Khi tàu rời cảng và cập cảng, thuyền trưởng mang theo đầy đủ các giấy tờ đăng ký, đăng kiểm, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng. Khi hoạt động trên biển, chúng tôi luôn có gắng ghi chép nhật ký khai thác để cung cấp cho Ban Quản lý cảng cá”.

Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

Với sự hoạt động của các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ, bà con ngư dân xã Xuân Yên (Nghi Xuân) đã giúp nhau trong khai thác hải sản, tuyên truyền về Luật Thủy sản, chống khai thác IUU.

Tiếp tục chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tháo gỡ “án phạt” của EC, ngày 14/9/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chính thức phê duyệt Đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”. Căn cứ vào 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong đề án, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã xây dựng kế hoạch trước mắt và lâu dài nhằm chung tay cùng cả nước thành công tháo gỡ “thẻ vàng”.

Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

Cán bộ Cảng cá Xuân Hội (Nghi Xuân) thực hiện kiểm soát số lượng tàu cá xuất - nhập cảng nhằm giám sát sản lượng, thu, nộp nhật ký khai thác.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: “Thời gian tới, Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phối hợp với UBND các huyện, thị xã ven biển triển khai có hiệu quả các quy định liên quan tới theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá bao gồm các quy định về: đăng ký, cấp phép khai thác cho tàu cá (đảm bảo tất cả các tàu cá của địa phương phải được đăng ký, cấp giấy phép khai thác theo quy định và cập nhật đầy đủ vào cơ sở dữ liệu về đăng ký, cấp phép tàu cá của tỉnh, kết nối đồng bộ với cơ sở VNFISHBASE); vận hành và quản lý tốt thiết bị giám sát hành trình; trách nhiệm của thuyền trưởng tàu khai thác từ vùng lộng trở ra phải cập cảng chỉ định; lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU để theo dõi thường xuyên…”.

Cùng với đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm biên phòng kiên quyết không cho tàu cá xuất bến khi không đủ các thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định; xử lý nghiêm tàu dã cào vi phạm vùng biển khai thác, các hoạt động khai thác bằng chất nổ, xung điện tại vùng biển ven bờ; kiên quyết xử phạt các hành vi khai thác IUU theo quy định tại Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ; đặc biệt, không để tàu cá địa phương vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài.

Hà Tĩnh tích cực cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU trong khai thác thủy sản

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm Biên phòng tiếp tục theo dõi, tuần tra đấu tranh với tàu giã cào đánh bắt sai vùng biển quy định.

Văn phòng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá, Ban quản lý các cảng cá tỉnh tăng cường công tác giám sát sản lượng, thu, nộp nhật ký khai thác, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, phải đảm bảo duy trì vệ sinh sạch sẽ, nước rửa sản phẩm khai thác phải là nước sạch nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; sản phẩm khai thác lên bến và hàng hóa tập kết xuống tàu phải được xắp xếp gọn gàng…

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.