Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, người dân và hình ảnh đất nước

(Baohatinh.vn) - Tại Hà Tĩnh, công tác chống khai thác IUU được tỉnh quan tâm thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 2.957/2.957 tàu cá đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản, 101/101 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS).

Chiều 1/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng tham dự.

Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, người dân và hình ảnh đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành phố ven biển về chống khai thác IUU. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau 5 năm EC thực hiện cảnh báo “thẻ vàng” (từ ngày 23/10/2017) đối với hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam, các ban, bộ, ngành Trung ương có liên quan và các tỉnh, thành phố ven biển đã tập trung tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU.

Đến nay, khung pháp lý cơ bản đã được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu chống khai thác IUU. Trên cơ sở triển khai thực tế đã rà soát, sửa đổi bổ sung các thông tư, nghị định liên quan để phù hợp thực tiễn nghề cá tại Việt Nam và các quy định quốc tế (Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP; Nghị định số 42/2019/NĐ-CP...).

Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, người dân và hình ảnh đất nước

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.

Bộ NN&PTNT đã công bố và phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản ở vùng khơi; các tỉnh, thành phố ven biển đã công bố hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản ở vùng ven bờ và vùng lộng.

Tính đến nay, cả nước đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đạt 95,27%, tăng 5,1% so với năm 2021. Việt Nam cũng đã cơ bản ngăn chặn, chấm dứt được tình trạng tàu cá vi phạm ở các nước, quốc đảo Thái Bình Dương.

Về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tàu cá tại cảng, một số địa phương đã bố trí nguồn lực, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng… nên kết quả thực hiện tương đối tốt như: Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Tiền Giang, Kiên Giang….

Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, người dân và hình ảnh đất nước

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đã được triển khai tích cực tại nhiều địa phương. Năm 2021, các địa phương, lực lượng đã xử phạt gần 1.700 vụ với tổng số trên 21 tỷ đồng; từ đầu năm 2022 đến nay xử phạt gần 1.000 vụ với tổng số trên 16 tỷ đồng.

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (Kiểm ngư, Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và thanh tra thủy sản) tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển giáp ranh, chồng lấn chưa phân định giữa Việt Nam và các nước.

Thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước phục vụ hoạt động xuất khẩu được kiểm soát theo chuỗi quy định, đảm bảo thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác chống khai thác IUU vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế đã được Đoàn Thanh tra của EC khuyến nghị tại đợt kiểm tra lần thứ 3 vào tháng 10/2022 vừa qua. Số lượng tàu cá còn lớn dẫn đến cường lực khai thác chưa cân bằng với trữ lượng nguồn lợi thủy sản. Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng vẫn chưa chặt chẽ; tỉ lệ sản lượng được giám sát khi bốc dỡ thấp (đạt khoảng 50%); ghi, nộp và chất lượng nhật ký khai thác chưa đạt yêu cầu (đạt khoảng 45%).

Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, người dân và hình ảnh đất nước

Các địa phương tham gia thảo luận trực tuyến tại hội nghị.

Đặc biệt, tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn xảy ra, diễn biến phức tạp, chưa hoàn thành được nhiệm vụ Thủ tướng giao (chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài trước 30/12/2021); chưa đưa ra xử lý các trường hợp có hành vi môi giới, móc nối đưa tàu cá đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài để răn đe, giáo dục.

Tại hội nghi, các địa phương, bộ, ngành, nhà khoa học đã tập trung thảo luận những hạn chế, khó khăn trong xử lý vi phạm khai thác IUU. Nội dung trọng tâm được đưa ra bàn luận là tình trạng, giải pháp ngăn chặn, xử lý tàu cá vi phạm khai thác hải sản vùng biển nước ngoài; công tác quản lý hoạt động tại cảng cá; công tác chứng nhận, xác nhận và truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác; việc theo dõi, kiểm soát tàu cá hoạt động trên biển qua hệ thống VMS…

Tại Hà Tĩnh, công tác chống khai thác IUU được tỉnh quan tâm thực hiện. Đến nay, toàn tỉnh có 2.957/2.957 tàu cá đã được cấp giấy phép khai thác thủy sản; 101/101 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS. Ban Quản lý Các cảng cá, bến cá Hà Tĩnh đã ban hành quy trình giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, bố trí nhân lực tổ chức giám sát 100% sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng.

Đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Công tác tuyên truyền đối với các tàu cá hoạt động ở vùng biển xa bờ luôn được lực lượng chức năng, địa phương đặc biệt quan tâm nhắc nhở, quán triệt.

Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 26 vụ việc đối với 33 đối tượng/32 phương tiện, tịch thu 12 bộ kích điện, 140 m dây điện, 4 bộ lưới kéo, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 350 triệu đồng.

Chống khai thác IUU vì lợi ích quốc gia, người dân và hình ảnh đất nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, tình hình chống khai thác IUU đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt được yêu cầu phía EC đề ra. Tháo gỡ “thẻ vàng” là vì lợi ích quốc gia, lợi ích của người dân, vì hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế.

Trước mắt, các bộ, ngành, địa phương cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch hành động khắc phục các tồn tại, hạn chế về chống khai thác IUU theo khuyến nghị của EC trong lần làm việc thứ 3 để chuẩn bị cho đợt kiểm tra lần thứ 4. Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai các quy định chống khai thác IUU để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn xử lý.

Về lâu dài, Thủ tướng Chính phủ đề nghị cả hệ thống chính trị phải thực sự vào cuộc tập trung tuyên truyền, vận động người dân hiểu đúng tinh thần của Đảng, Nhà nước trong chống khai thác IUU, tháo gỡ “thẻ vàng” của EC và các quy định của Luật Thủy sản 2017.

Bộ NN&PTNT phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung khung pháp lý theo khuyến nghị của EC, phù hợp với tình hình thực tế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong chống khai thác IUU. Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu cá trên biển; phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan xử lý nghiêm các tàu cá cố tình vượt ranh giới trên biển.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo chống khai thác IUU; cấp ủy, chính quyền cấp xã phải chịu trách nhiệm chính, cần sâu sát, nắm vững địa bàn; kiểm điểm trách nhiệm của những bộ, ngành, địa phương thực hiện yếu kém trong chống khai thác IUU để tạo tính răn đe; rà soát, phân loại chuyển đổi nghề phù hợp để đảm bảo sinh kế cho người dân; cơ cấu lại nợ vay, hỗ trợ lãi suất trong đóng tàu giúp ngư dân yên tâm bám biển...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ gieo cấy lúa xuân

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân Hà Tĩnh bám đồng, đẩy nhanh tiến độ làm đất đợt cuối và bắt đầu xuống giống những trà lúa đầu tiên của vụ xuân 2025.
Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.