Ổn định sản xuất, tích cực phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

(Baohatinh.vn) - Những tháng cuối năm, Hà Tĩnh và các địa phương trên toàn quốc tiếp tục nỗ lực đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản trở lại trạng thái bình thường mới; tiếp tục ổn định sản xuất và tuân thủ các biện pháp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Sáng 22/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị trực tuyến tổ chức khai thác thích ứng an toàn, phòng chống dịch bệnh COVID-19 quý IV năm 2021. Lãnh đạo Sở NN&PTNT điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Ổn định sản xuất, tích cực phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Đức Nhân điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

9 tháng năm 2021, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản. Theo đó, chuỗi cung ứng khai thác thủy sản bị đứt gãy, gián đoạn vận chuyển, tiêu thụ khó khăn, giá thủy sản giảm. Ngoài ra, cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) tiếp tục gây khó cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của nước ta vào thị trường EU.

Tuy vậy, các địa phương đã nỗ lực duy trì chuỗi sản xuất gắn với phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó, tổng sản lượng khai thác thủy sản biển cả nước ước đạt 2,917 triệu tấn (tăng 0,8% so với cùng kỳ 2020); kim ngạch xuất khẩu hải sản ước đạt 2,6 tỷ USD (tăng 3,6% so với cùng kỳ 2020).

Công tác quản lý tàu cá có nhiều tiến bộ; hoạt động thực thi pháp luật, phòng chống khai thác bất hợp pháp có nhiều chuyển biến; nhận thức của ngư dân về tuân thủ quy định khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản được nâng cao.

Ổn định sản xuất, tích cực phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Đại biểu các sở, ngành liên quan tham gia hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Hoạt động phòng chống khai thác bất hợp pháp, tháo gỡ thẻ vàng của EC được thực hiện đồng bộ ở các cấp, ngành. Hiện có khoảng 90,5% tàu cá thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đã lắp đặt theo quy định và 90,53% tàu cá đã đánh dấu tàu cá theo quy định.

Ổn định sản xuất, tích cực phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Tại hội nghị, các địa phương, đơn vị đã báo cáo kết quả khai thác, tiêu thụ thủy hải sản; phân tích tồn tại gắn với giải pháp khắc phục về các vấn đề: nhiều tàu chưa đăng ký, chưa được cấp phép; việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của một số địa phương còn chưa linh hoạt; kết quả triển khai các hoạt động phòng chống khai thác bất hợp pháp, tháo gỡ thẻ vàng tại nhiều địa phương chuyển biến chậm...

Đặc biệt, các địa phương, ngư dân, doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19; có chính sách giãn nợ, giảm lãi suất các khoản vay tín dụng đối với các tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở chế biến thủy sản ngừng hoạt động do dịch COVID-19; hỗ trợ giảm giá tiền điện, tiêm vắc - xin COVID-19 cho ngư dân, lao động nghề biển...

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm, cả nước tập trung hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 với sản lượng khai thác biển đạt khoảng 3,41 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,6 tỷ USD; triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống khai thác bất hợp pháp, chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, thời gian qua, dù nhiều khó khăn, song các tỉnh, thành vẫn nỗ lực nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa duy trì, đẩy mạnh hoạt động khai thác thủy hải sản.

Ổn định sản xuất, tích cực phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kết luận hội nghị. (Ảnh chụp màn hình).

Dịch COVID-19 hiện cơ bản được kiểm soát, điều kiện khai thác thủy sản nhiều thuận lợi, bởi vậy, ngành thủy sản phải thích ứng an toàn, linh hoạt, đảm bảo an toàn cho người lao động và ngư dân, đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới, sớm đạt kế hoạch về khai thác lẫn xuất khẩu thủy hải sản.

Về hoạt động khai thác thủy sản, yêu cầu các địa phương lưu ý quản lý tốt tàu cá và hoạt động khai thác thủy sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm; kiểm soát tình hình thiên tai, tai nạn tàu cá, chuyển đổi nghề...

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng chỉ đạo các tỉnh, thành quan tâm nâng cấp hạ tầng thủy sản; nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp phòng chống khai thác bất hợp pháp; chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch hành động thực hiện các chỉ đạo về phòng chống khai thác bất hợp pháp và tháo gỡ thẻ vàng của EC; xử lý nghiêm các trường hợp cố tình không lắp thiết bị giám sát hành trình, ngắt kết nối và vi phạm vùng biển nước ngoài...

Hà Tĩnh có 3.675 tàu cá các loại; 98/110 tàu cá lắp thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 89,1%; sản lượng khai thác thủy hải sản 9 tháng năm 2021 ước đạt 30.800 tấn.

Ổn định sản xuất, tích cực phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Sản lượng khai thác thủy hải sản 9 tháng năm 2021 của Hà Tĩnh ước đạt 30.800 tấn.

Hà Tĩnh cũng có 2 cảng cá loại II được Bộ NN&PTNT chỉ định đủ điều kiện, tiêu chí để bốc dỡ sản phẩm thủy sản, hàng hóa phục vụ cho truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác và xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản khai thác. 9 tháng năm 2021, có 5.777 lượt tàu cá cập cảng, hàng hóa thủy sản qua cảng với 3.024 tấn (bằng 65% so với cùng kỳ năm trước).

Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành NN&PTNT, Ban quản lý các cảng cá và tổ liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 tại cảng cá tiến hành đo thân nhiệt cho trên 15.000 lượt người; thực hiện khai báo y tế đối với trên 1.300 lượt người ra vào các cảng cá; xử lý 11 trường hợp không thực hiện biện pháp phòng dịch trong khu vực cảng cá với số tiền phạt 46 triệu đồng.

Hiện có trên 450 lao động tại các cảng cá được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin phòng COVID-19.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.