Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

(Baohatinh.vn) - Lo sợ mưa bão sẽ ảnh hưởng diện tích cây keo đang đến độ thu hoạch nên những ngày này, nhiều hộ dân thôn Hoa Sơn (xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang khẩn trương thuê nhân công thu hoạch sớm.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Thôn Hoa Sơn được xem là “vựa” keo của xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh) với tổng diện tích gần 400 ha, do hơn 70 hộ tham gia trồng.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Đặc thù địa hình vùng núi cao nên khi có gió bão, diện tích keo ở Hoa Sơn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chính vì vậy, nhiều hộ gia đình tranh thủ thời tiết tạnh ráo, khẩn trương thu hoạch sớm các vùng keo từ 4-5 năm tuổi.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Bà Trần Thị Ngọc (thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa) cho biết: "Gia đình tôihơn 2 ha keo tầm 4 năm tuổi, tôi đã thuê 10 nhân công, để khai thác xong phải mất tầm 15-20 ngày nên dù mưa nhỏ, chúng tôi vẫn tiến hành khai thác. Hiện nay, chúng tôi đã thu hoạch xong khoảng hơn 1 ha, hy vọng thời tiết thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn tất thu hoạch".

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Đã quen với những ảnh hưởng của thời tiết trong khoảng thời gian này nên hiện nay, gia đình bà Đặng Thị Tâm (thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa) đang khẩn trương thu hoạch 2 ha keo 5 năm tuổi. Theo bà Tâm, keo thu hoạch sớm, bán sớm trước mưa bão thì còn có giá chứ để mưa gió, gãy đổ thì sẽ bị rớt giá.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Hiện nay, Hoa Sơn có khoảng gần 200 ha keo khoảng 4-5 năm tuổi, còn lại khoảng gần 200 ha từ 1 - 3 năm tuổi.(Trong ảnh: Thân cây keo tiêu chuẩn được trồng hơn 4 năm)

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Người dân thôn Hoa Sơn cho rằng, chu kỳ mưa bão lớn thường xoay vòng trong 4-5 năm, năm 2017 đã xảy ra mưa bão lớn nên khả năng cao năm nay sẽ “dính” bão. Do vậy, công tác thu hoạch keo càng được các hộ dân đẩy nhanh tiến độ.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Không chỉ với các chủ đồi keo, thời gian này cũng là dịp các phu keo (người thu hoạch keo thuê) làm việc hết công suất để có thêm nguồn thu nhập ổn định.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Ông Nguyễn Văn Mến - Trưởng thôn Hoa Sơn cho hay: Việc khai thác keo giúp nhiều lao động tại địa phương có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Sau khi cắt keo...

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

...các phu keo sẽ tiến hành chặt bỏ nhánh, tước vỏ và tập kết tại một điểm để xe dễ dàng vào chuyên chở tới nhà máy.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Là phu keo có thâm niên hơn 7 năm nay, ông Nguyễn Tiến Đan (thôn Hoa Sơn, xã Kỳ Hoa) cho biết: "Trước mùa mưa bão, các chủ hộ đều khẩn trương thu hoạchnên việc làm cho các phu keo rất nhiều. Mùa thu hoạch, mỗi ngày chúng tôi thu nhập từ 200-250.000 đồng".

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Gỗ keo đạt chuẩn thu hoạch phải được trồng từ 4 - 5 năm. Gỗ keo tại thôn Hoa Sơn được thu mua dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy dăm gỗ tại KKT Vũng Áng với giá hơn 9 triệu đồng/ 10 tấn.

Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Toàn cảnh một khu vực trồng keo dưới chân núi của các hộ dân thôn Hoa Sơn.

Hiện nay, TX Kỳ Anh có khoảng 5.000 ha diện tích rừng keo đang trồng, trong đó khoảng gần 3.000 ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Dự báo trong thời gian tới, thời tiết sẽ có nhiều diễn biến cực đoan, thị xã đã sớm khuyến cáo bà con trồng keo khẩn trương thu hoạch diện tích cây đủ độ tuổi để tránh tổn thất trong mùa mưa bão.

Ông Đào Đức Giang - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Kỳ Anh
Người dân vùng núi TX Kỳ Anh khẩn trương thu hoạch cây keo trước mùa mưa bão

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast