(Baohatinh.vn) - Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang huy động nhân lực, phương tiện tập trung thu hoạch lúa hè thu để tránh mưa lũ.
Vụ hè thu năm nay, thị xã Kỳ Anh trồng 315 ha lúa, năng suất ước đạt gần 46 tạ/ha.
Thu hoạch muộn hơn so với các địa phương khác, thời điểm này, bà con đang tranh thủ từng ngày nắng, khẩn trương ra đồng gặt lúa nhằm tránh các đợt mưa lũ gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của vụ mùa. TX Kỳ Anh phấn đấu thu hoạch cơ bản diện tích lúa hè thu trước ngày 15/9.
Trên toàn địa bàn, các ruộng lúa vừa chín tới. Bà con đang khẩn trương tiến hành thu hoạch.
Phường Kỳ Trinh hiện có 55 ha lúa. Những ngày này, 2 máy gặt đập liên hợp của phường đang phát huy hết công suất để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
Gia đình bà Trương Thị Lĩnh - tổ dân phố (TDP) Hoàng Trinh, phường Kỳ Trinh trồng 4 sào Thiên ưu 8 và PC6. Bà Lĩnh cho biết: " Năm nay 4 sào lúa nhà tôi ước được khoảng 12 tạ, cao hơn so với năm ngoái khoảng 2 tạ. Nếu chờ lúa chín rộ mới gặt sợ mưa lũ đến trở tay không kịp nên khi lúa chín hơn 70%, chúng tôi đã bắt đầu thu hoạch".
Vụ hè thu năm nay, thị xã Kỳ Anh sản xuất các giống lúa chủ lực như: HN6, Khang dân 18, PC6, Xuân mai 12, ADI 168...
Khẩn trương vận chuyển lúa từ ruộng lên xe để kịp mang về sân phơi nắng, chị Phan Thị Hằng (thôn Hoa Thắng, xã Kỳ Hoa) cho biết: "Mấy hôm trước mưa liên tục không gặt được nên chỉ chớm nắng là tôi liên hệ máy để gặt sớm. Nhà tôi được 1,5 sào ADI 168 nên việc gặt cũng nhanh gọn".
Trên các xứ đồng của TX Kỳ Anh, nhiều người dân hối hả đưa lúa lên bờ để kịp phơi phong
Một số đang ngồi đợi máy gặt tới lượt ruộng nhà mình.
Nhờ áp dụng máy móc vào sản xuất nên việc thu hoạch lúa của người dân đã bớt vất vả, tiết kiệm thời gian và sức khỏe.
Không khí thu hoạch vụ mùa nhộn nhịp, hối hả khắp các cánh đồng.
Sau khi thu hoạch lúa, người dân lại tất tả gom rơm...
... và tranh thủ chở về phơi, cất trữ để làm thức ăn cho trâu, bò.
Đến thời điểm hiện tại, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 100 ha, đạt gần 40% diện tích. Thị xã Kỳ Anh đang chỉ đạo các địa phương, nhất là các vùng thường xuyên bị ngập úng do mưa lũ như: Kỳ Hà, Kỳ Trinh, Kỳ Ninh... vận động, hỗ trợ bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu.
Bà Nguyễn Thị Hoài Thanh - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế thị xã
Từ đầu năm đến nay, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Tĩnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Hội LHPN tỉnh tổ chức 12 lớp tập huấn xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu cho 1.511 hộ dân.
Sau nhiều năm trồng hoa màu kém hiệu quả, chị Tống Thị Nhung (xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) chuyển sang trồng ổi Đài Loan, mỗi năm thu nhập hơn 600 triệu đồng.
Mô hình trình diễn nuôi xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính trong ao lót bạt tại phường Đồng Môn, TP Hà Tĩnh góp phần hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Mùa nắng nóng cận kề, lực lượng kiểm lâm và chủ rừng ở Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện, hậu cần để chủ động phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó nếu không may xảy ra cháy rừng.
Hơn 34.500ha rừng tại Hà Tĩnh đã được cấp chứng chỉ FSC về quản lý bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xây dựng chuỗi giá trị gỗ rừng trồng hiệu quả, minh bạch.
Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Thời tiết nồm ẩm, sương mù dày đặc xen kẽ các ngày nắng cùng với nguồn bệnh có sẵn trên đồng ruộng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa xuân ở Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, kiện toàn ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.
Bà con nông dân ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tích cực bám đồng, vớt vát vụ dưa hấu sau nhiều lần bị thiệt hại do thời tiết bất lợi và gặp sâu bệnh.
Ngôi sao hợp tác xã “CoopStar Awards” năm 2025 là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đổi mới, xây chuỗi dịch vụ hiệu quả của HTX Dịch vụ nông nghiệp Quỳnh Lương (Hà Tĩnh).
Các địa phương phải báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình sản xuất, diện tích lúa nhiễm bệnh và công tác chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh về UBND tỉnh Hà Tĩnh trước 16 giờ hằng ngày.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc - xin phòng bệnh đợt 1 năm 2025 cho đàn vật nuôi, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Từ tiềm năng lợi thế của địa phương, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh các sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Theo CHESH, việc thực hiện các phương pháp nông nghiệp mới cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo sự bền vững cho cả hệ thống rừng, rẫy và ruộng ở Việt Nam.
Chi cục Trồng trọt và Chăn nuôi Hà Tĩnh đề nghị, ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, cần chủ động kiểm tra, theo dõi các đối tượng dịch hại khác để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Công trình đường điện thắp sáng làng quê của thôn 8, xã Hương Long, Hương Khê (Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư trên 70 triệu đồng từ nguồn kêu gọi con em xa quê, đóng góp của người dân...
Hà Tĩnh tiếp tục xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực, quy mô lớn, theo hướng liên kết vùng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề để huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) ngày càng vững mạnh, hoàn thiện bộ mặt nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân.
Tùy tiện sử dụng giống ngoài cơ cấu, một số bà con nông dân Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã vô tình tạo "mồi lửa" cho bệnh đạo ôn lá phát sinh trên nhiều diện tích lúa xuân tại địa bàn.
Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Quang Vĩnh (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, nâng chất các tiêu chí nhằm nâng cao đời sống Nhân dân.
Chuyển đổi số trong xây dựng NTM đang được Hà Tĩnh từng bước triển khai, với mục tiêu hướng đến là xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đang bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.
Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.
Từng được biết là vùng đất “rừng thiêng nước độc”, cụm kinh tế mới Khe Thờ (thị trấn Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nay đang đổi thay nhờ phát triển kinh tế vườn đồi.
CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở Hà Tĩnh đang góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo khí thế thi đua sôi nổi và lan tỏa cách làm giàu đến hội viên nông dân.