Nuôi chim cút lãi cả trăm triệu đồng mỗi năm

(Baohatinh.vn) - Không tốn nhiều diện tích, công sức nhưng nghề nuôi chim cút đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ ở Thạch Khê (Thạch Hà). Sau khi trừ chi phí, các hộ đều có thu nhập đều đặn trung bình khoảng 10 - 15 triệu đồng mỗi tháng.

nuoi chim cut lai ca tram trieu dong moi nam

Chim cút dễ nuôi, mang lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình ở Thạch Khê.

Bí thư Đảng ủy xã Thạch Khê Phạm Tiến Nam cho biết, nuôi chim cút là mô hình kinh tế hộ đơn giản nhưng hiệu quả, ổn định nhiều năm nay ở địa phương. Tuy vẫn chỉ cầm chừng ở tổng đàn khoảng 10 vạn con, nhưng tất cả các gia đình tham gia nuôi đều có thu nhập ổn định. Đặc biệt, các hộ có thâm niên, có kinh nghiệm trong nghề nên hầu như chim không bị dịch bệnh, cho sản phẩm tốt. Trứng chim cút Thạch Khê sản xuất đến đâu, bán hết đến đó nên người nuôi rất yên tâm.

Theo chân Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan Anh Hào đi một vòng đến các hộ nuôi chim cút, hầu hết nhà nào cũng có nhà cửa khang trang, tiện nghi sinh hoạt hiện đại. Mặc dù nhà nông có thể làm nhiều nghề, nhưng thu nhập từ nuôi chim cút vẫn là chủ lực đối với nhiều hộ. Ông Hào cho biết, những nhà nuôi chim cút giờ hầu như là hộ giàu của xã.

Ông Trương Đăng Chương (thôn Đông Giang) là hộ đầu tiên đưa nghề nuôi chim cút về Thạch Khê. Ông Chương chia sẻ: “Tôi nuôi chim cút đến nay phải trên chục năm rồi. Sau khi đầu tư xây dựng chuồng trại, nhà xưởng hết gần 200 triệu đồng, năm đầu, tôi vào tận Đà Nẵng mua giống. Với số chim giống 3.000 con ban đầu, dần dần tôi đã tự chuẩn bị được con giống. Thời điểm nhiều, tôi nuôi đến trên 10 nghìn con chim cút đẻ, trung bình, cho thu hoạch mỗi ngày hàng nghìn quả trứng. Trứng đạt chất lượng tốt nên khách hàng rất ưa chuộng, có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Tôi còn làm thêm lò ấp trứng lộn để bán cho được giá. Trung bình giá trứng trắng dao động từ 500-600 đồng/quả, trứng lộn 600-700 đồng/quả. Trừ chi phí, mỗi tháng, gia đình thu nhập ổn định 15 triệu đồng”.

Ông Trương Đăng Dự cùng trú thôn Đông Giang cũng là một trong những hộ nuôi chim cút rất sớm và duy trì hiệu quả đến hôm nay. Ông Dự hiện có khoảng 7.000 con đẻ trứng, mỗi ngày cho thu hoạch gần 5.000 quả. Cũng như ông Chương và những người nuôi chim cút ở Thạch Khê, ông Dự bán trứng từ địa bàn TP Hà Tĩnh đến nhiều huyện trong tỉnh; thậm chí ra tận một số tỉnh phía Bắc. Trừ chi phí, mỗi tháng, ông Dự thu về trên 15 triệu đồng.

Chủ tịch Hội Nông dân Thạch Khê Phan Anh Hào cho biết, nuôi chim cút đầu tư ít, không cần diện tích lớn vì chim sống với mật độ dày, lại nuôi trong hệ thống chuồng nhiều tầng nên rất nhiều gia đình có thể áp dụng được. Đặc biệt, loại chim này sức đề kháng khá tốt nên rất ít dịch bệnh. Tuy nhiên, một điều khá khó khăn là thị trường đầu ra. Đối với những hộ nuôi lâu năm đã quen khách hàng thì đơn giản, nhưng những hộ nuôi mới thì đây là vấn đề trở ngại nên nhiều người không dám nuôi. Hiệu quả và tính ổn định từ nghề nuôi chim cút là quá rõ, tuy nhiên, hiện vẫn đang dừng lại ở sản xuất manh mún. Nếu có một HTX bao tiêu sản phẩm trứng chim cút ổn định, thì chắc chắn nghề này có thể áp dụng rộng rãi trong tỉnh chứ không riêng Thạch Khê.

Đọc thêm

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

15 cầu tràn ở Hương Sơn bị ngập cục bộ

Tính đến trưa 18/9, trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 15 cầu tràn bị ngập nước. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, các địa phương đã lắp đặt sào chắn, cắm biển cảnh báo.
Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Người dân các địa bàn phía Nam Hà Tĩnh nhanh tay ứng phó với mưa bão

Huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh được dự báo là các địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão tại Hà Tĩnh. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người trồng đào, mai cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng.
 Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Dưa lưới VietGAP Thạch Lạc vào vụ thu hoạch

Sau 2 tháng gieo trồng, đến nay, hơn 3.000 m2 diện tích sản xuất dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP của HT Farm xã Thạch Lạc (Thạch Hà, Hà Tĩnh) chính thức cho thu hoạch vụ thứ 2.
Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Trồng nấm bằng công nghệ làm mát

Sử dụng hệ thống làm mát, anh Kiều Ngọc Bính ở thôn Yên Nam, xã Xuân Yên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trồng hàng vạn nấm sò, bước đầu thành công mang lại hiệu quả kinh tế.