Nông nghiệp

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

>> Bài 1: Vì đâu Hà Tĩnh luôn thường trực nguy cơ cháy rừng?

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Dự báo, năm 2022 và những năm tới, nắng nóng sẽ gia tăng về cường độ, nhiều nơi nắng nóng gay gắt, miền núi có nơi đặc biệt gay gắt. Trước tình hình đó, các địa phương, ngành chức năng, chủ rừng đã chủ động phương án “4 tại chỗ”, phát huy trách nhiệm, ý thức của cộng đồng dân cư để thực hiện hiệu quả công tác PCCCR.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Hà Tĩnh có 359.853 ha rừng và đất lâm nghiệp, phân bố trên địa bàn 13 huyện, thị xã, thành phố, trong đó đất có rừng 335.485 ha, đất chưa có rừng 24.368 ha. Thời điểm này, toàn tỉnh đã giao 324.962 ha rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý (21 chủ rừng tổ chức với diện tích 254.223 ha và gần 25.400 hộ, cộng đồng dân cư với diện tích 70.739 ha); diện tích chưa giao đang do UBND xã quản lý là 34.891 ha.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Như một quy luật khắc nghiệt, cứ vào mùa khô, từ tháng 5 đến hết tháng 9, nỗi lo cháy rừng lại diễn ra ở hầu khắp các địa phương.

Diện tích rừng trọng điểm dễ cháy, có nguy cơ xâm hại cao chủ yếu tập trung trên địa bàn các huyện: Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, TX Hồng Lĩnh…

Như một quy luật khắc nghiệt, cứ vào mùa khô, từ tháng 5 đến hết tháng 9, nỗi lo cháy rừng lại diễn ra tại hầu khắp các địa phương ở Hà Tĩnh. Thời tiết mùa hè năm nay tiếp tục diễn biến phức tạp khi theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, năm 2022 sẽ có khoảng 9-10 đợt nắng nóng, nhiều hơn năm 2021 từ 1-2 đợt. Công tác PCCCR vì thế sẽ còn nhiều khó khăn, vất vả và không loại trừ khả năng xảy ra các vụ cháy lớn.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Dự báo, năm 2022 và những năm tới, nắng nóng sẽ gia tăng về cường độ, nhiều nơi có nắng nóng gay gắt, miền núi có nơi đặc biệt gay gắt nên nguy cơ cháy rừng càng dễ xảy ra

Ông Trần Đức Bá - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cảnh báo: “Biến đổi khí hậu là yếu tố chính gây nắng nóng cực đoan. Dự báo, năm 2022 và những năm tới, nắng nóng sẽ gia tăng về cường độ, nhiều nơi có nắng nóng gay gắt, miền núi có nơi đặc biệt gay gắt. Nhiệt độ cao nhất trong các đợt nắng nóng dự báo ở mức 37-39 độ C. Do ảnh hưởng của nắng nóng kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp, gió phơn Tây Nam thổi mạnh nên nguy cơ cháy rừng càng dễ xảy ra”.

Là một trong những địa bàn trọng điểm với hơn 100.000 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, chiếm gần 80% tổng diện tích rừng tự nhiên, nỗi lo cháy rừng luôn thường trực đối với cấp ủy, chính quyền huyện Hương Khê.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với các lực lượng liên quan thực địa lên phương án PCCR hằng năm

Với sự triển khai đồng bộ các giải pháp PCCCR của cả hệ thống chính quyền, ngành chức năng, những năm qua, công tác bảo vệ, phát triển rừng của Hương Khê được thực hiện tốt, tình trạng cháy rừng được kiềm chế ở mức thấp nhất. Năm 2021, trên địa bàn chỉ xảy ra 2 vụ, diện tích thiệt hại chưa đến 1ha.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Công tác BVR - PCCCR luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở, chủ rừng, các ngành liên quan

Thế nhưng, theo ông Nguyễn Quang Hào - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Khê, năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu gây nắng nóng gay gắt nên nguy cơ đối mặt với cháy rừng luôn thường trực. Vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, ngành, lực lượng chuyên môn xây dựng phương án cụ thể về công tác PCCCR. Trên cơ sở đó, Hạt Kiểm lâm huyện đã xây dựng và triển khai đồng bộ các biện pháp để đảm bảo công tác PCCCR đạt kết quả cao nhất, quyết không để xảy ra những vụ cháy rừng nghiêm trọng.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Người dân thắp hương, đốt vàng mã tại các nghĩa trang gần rừng là một trong những mối tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.

Theo ông Phan Thanh Tùng - Trưởng phòng Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh), nhìn từ những vụ cháy rừng trước đây, ngoài việc thời tiết cực đoan thì ý thức người dân, chủ rừng; lực lượng chức năng mỏng, công cụ, phương tiện thiếu; công tác quản lý của chính quyền địa phương, lực lượng chức năng cơ sở lỏng lẻo, cũng là một trong những nguyên nhân khiến cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Những năm qua, nhiều vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn Hương Sơn, Nghi Xuân, Can Lộc… hầu hết nguyên nhân xuất phát từ việc người dân bất cẩn hoặc thiếu ý thức gây ra. Trước tình hình đó, các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã đã phối hợp với đơn vị kiểm lâm địa phương tập trung cao cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về những hành vi gây nguy cơ cháy rừng cao.

Video: Ông Phan Thanh Tùng nói về giải pháp PCCCR

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Kỳ Anh tuyên truyền, tổ chức kí cam kết với từng hộ dân về công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng

UBND các cấp ở Hà Tĩnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, chủ rừng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông kịp thời tuyên truyền quy định của pháp luật, hoạt động của các cấp, ngành trong công tác bảo vệ rừng (BVR) - PCCCR. Sử dụng hệ thống truyền thanh, truyền hình các huyện, thị và các xã, phường thường xuyên thông báo quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về BVR-PCCCR, cấp cảnh báo cháy rừng…; tổ chức tuyên truyền lưu động tại các địa bàn trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp (thôn Yên Trung, xã Sơn Trung, Hương Sơn) cho hay: “Thôn chúng tôi có nhiều hộ dân sinh sống gần bìa rừng. Qua vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn năm 2019 do người dân bất cẩn đốt dọn thực bì, chúng tôi đã được tuyên truyền rút kinh nghiệm. Từ đó, bà con luôn chú ý nhắc nhở, giám sát nhau trong việc dọn vườn đốt rác, đặc biệt trong mùa nắng nóng, qua đó bảo vệ rừng ngay từ các khu dân cư”.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang phối hợp với người dân địa phương tổ chức đốt, dọn thực bì, tạo đường băng cản lửa, hạn chế tối đa các yếu tố gây cháy rừng

Ông Nguyễn Kiều Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cho biết, công tác PCCCR trong mùa nắng nóng được huyện tập trung cao độ. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, xây dựng các công trình phòng chống cháy, chủ động lực lượng, phương tiện theo phương án “4 tại chỗ”, các lực lượng BVR chú trọng kiểm tra, kiểm soát người vào rừng, nhất là khai thác lâm sản ngoài gỗ, lấy mật ong...; xử lý nghiêm nếu để xảy ra cháy rừng.

Song song với tuyên truyền, công tác chủ động “4 tại chỗ” là giải pháp quan trọng trong phòng cháy, BVR tại gốc. Ngay từ đầu năm, UBND các cấp ban hành công văn, chỉ thị về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách PCCCR. Trên cơ sở đó, chủ rừng lập kế hoạch xây dựng, tu sửa các công trình PCCCR (đường băng, chòi quan sát, biển báo, biển cấm, hệ thống dự báo, cảnh báo,..); kế hoạch xử lý thực bì giảm vật liệu cháy rừng.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Cán bộ các đơn vị kiểm lâm phối hợp với chủ rừng sẻ phát đường băng cản lửa, hạn chế cháy rừng

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Các hạt kiểm lâm bố trí cán bộ theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng, thường xuyên cùng với lực lượng địa phương, chủ rừng, người dân tuần tra, kiểm soát PCCCR trong những ngày nắng nóng. Xây dựng phương án tổ chức, chỉ huy và điều động lực lượng, nòng cốt là quân đội, bộ đội biên phòng, công an, đặc biệt là chủ rừng... cùng với các dụng cụ, phương tiện sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra. Duy trì chế độ thường trực 24/24h trong suốt thời gian cao điểm nắng nóng để tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin phá rừng, cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Ông Trần Văn Minh (SN 1956, thôn 5, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân) cho hay: “Gia đình tôi có nhận khoán 40 ha rừng. Ở khu vực rừng gia đình nằm gần kề nghĩa trang của địa phương nên thường xuyên có người lui tới thắp hương, đốt vàng mã, nhất là vào ngày mùng 1 và ngày rằm, mà trong thời điểm nắng nóng gay gắt thế này, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ có thể gây cháy rừng. Để đề phòng nguy cơ cháy, ngày nào tôi cũng đi kiểm tra khu vực rừng quản lý và xung quanh nghĩa trang, dùng nước dập tắt hẳn những điểm đốt vàng mã lửa còn âm ỉ”.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý - BVR, năm 2021, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã thí điểm lắp đặt hệ thống camera giám sát, canh lửa rừng trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh.

Cùng đó, lực lượng kiểm lâm đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong giám sát canh lửa giữ rừng. Nếu như trước đây, vào mùa nắng nóng, anh Nguyễn Huy Văn cùng các cán bộ Hạt Kiểm lâm Hương Sơn phải thay nhau “treo mình” trên chòi canh Hoa Bảy (xã Sơn Phú), thì nay các anh chỉ việc ngồi trong phòng theo dõi qua hệ thống camera 360 độ chuyên dụng. Cho dù giữa trưa nắng hay trong đêm khuya, chỉ cần xuất hiện 1 vệt khói nhỏ ở cách xa 10 km là có thể nhìn thấy qua màn hình đặt tại trụ sở Hạt Kiểm lâm huyện hoặc qua điện thoại smartphone, máy tính bảng của từng cá nhân.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Hạt Kiểm lâm Can Lộc phối hợp với chủ rừng lắp đặt biển cảnh báo cháy rừng ở khu vực rừng dễ cháy.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, BVR, năm 2021, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đã thí điểm lắp đặt hệ thống camera giám sát, canh lửa rừng trên địa bàn 4 huyện (Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh và TX Kỳ Anh). Khi có cháy, hệ thống camera truyền hình ảnh về máy chủ; lực lượng trực phát hiện cháy tổ chức kiểm tra và xác định kịp thời điểm cháy (vị trí, loại rừng, địa phương…); báo cáo cấp có thẩm quyền để huy động lực lượng chữa cháy rừng kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Hệ thống camera 360o góp phần giám sát hiệu quả tại các nghĩa trang ven rừng, giúp phát hiện sớm và cảnh báo người dân thắp hương, đốt vàng mã trong những ngày nắng nóng (ảnh chụp màn hình camera)

Ông Hoàng Quốc Huấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Việc ứng dụng camera vào công tác PCCCR là một trong những nội dung chuyển đổi số được đơn vị áp dụng. Qua hơn 1 năm triển khai, hệ thống camera 360 độ chuyên dụng đã phát hiện kịp thời 8 điểm phát lửa tại huyện Hương Sơn, 1 điểm tại TX Kỳ Anh, 3 điểm tại huyện Can Lộc và 5 điểm tại huyện Kỳ Anh. Ngoài việc phát hiện sớm các điểm phát lửa rừng thì hệ thống còn phục vụ tốt công tác giám sát người ra, vào các khu vực rừng trọng điểm và an ninh trong khu vực.

Phòng chống cháy rừng - cần sự chung tay của cả cộng đồng (bài 2): Trách nhiệm không của riêng ai!

Chốt kiểm tra kiểm soát 24/24h trước cửa rừng ở Vũ Quang.

Hoạt động PCCCR ở Hà Tĩnh đã, đang được các cấp, ngành cùng các chủ rừng tập trung cao độ. Tuy nhiên, “cuộc chiến” này đang còn tiềm ẩn phức tạp, không thể chủ quan. Các địa phương, ngành chức năng, chủ rừng và mỗi người dân bằng trách nhiệm của mình hãy luôn xem công tác BVR-PCCCR là trách nhiệm của toàn dân.

Trình bày: Thanh hà

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.