Sau bão số 5, vựa rau Tượng Sơn có nguy cơ mất trắng

(Baohatinh.vn) - Khoảng 10 ha rau màu vụ đông năm 2020 của người dân xã Tượng Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) sắp cho thu hoạch đứng trước nguy cơ mất trắng do bão số 5 gây ngập úng và thối rễ.

Hơn một sào dưa chuột của gia đình chị Dương Kim Hà (thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn, Thạch Hà) được gieo cách đây 3 tuần và chuẩn bị cho thu hoạch thì gặp bão số 5 đổ bộ.

Sau bão số 5, vựa rau Tượng Sơn có nguy cơ mất trắng

Dưa chuột của chị Dương Kim Hà (thôn Sâm Lộc) chuẩn bị thu hoạch được thì gặp bão ngập úng hơn 4h nên khả năng bị thối rễ

“Đội mưa” ra đồng, chị Hà lo lắng cho biết: “Cây dưa chuột chỉ cần mưa ngập trên 4h, sau khi nước rút là rễ cây bị thối và cây sẽ bị chết. Hơn một sào dưa chuột chuẩn bị thu hoạch nếu bị chết do ngập úng thì gia đình thất thu khoảng 5 triệu đồng”.

Sau bão số 5, vựa rau Tượng Sơn có nguy cơ mất trắng

Từ chiều 18/9, vợ chồng bà Nguyễn Thị Tý vội vã thu hoạch rau ngập lụt để vớt vát thiệt hại

Cũng lo lắng cho ruộng rau vụ đông vừa xuống giống được 2 tuần, bà Nguyễn Thị Tý thôn Sâm Lộc vội vã thu hoạch rau cải mặc dù chưa đến độ. Trong lúc vợ đang hối hả thu hoạch rau, chồng bà Tý dùng xẻng đào sâu các rãnh để tiêu thoát nước nhằm tránh cho rau bị ngập úng diện rộng.

“Nếu đúng lịch thì tôi vẫn chưa thu hoạch nhưng vì gặp mưa bão nên phải hái vội. Mưa mới một ngày nhưng rau cải đã dập nát nhiều phần, nếu để thêm ít tiếng nữa thì sẽ hỏng hết. Số rau cải gieo hai tuần trước thì còn vớt vát được chứ có những luống vừa mới xuống giống 2 ngày thì chắc chắn sau mưa sẽ phải làm lại” - Bà Nguyễn Thị Tý ở thôn Sâm Lộc, xã Tượng Sơn cho hay.

Sau bão số 5, vựa rau Tượng Sơn có nguy cơ mất trắng

Người dân nạo vét, khơi thông dòng chảy để tránh ngập cho vựa rau Sâm Lộc

Trên cánh đồng rau Sâm Lộc, nhiều người dân “đội mưa” để nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy tiêu thoát nước cho 2,5 ha rau vụ đông. Theo người dân, rau chỉ cần bị ngập úng nhiều giờ là rất khó để khôi phục. Vì vậy, mọi người thay phiên nhau ra đồng để khơi thông dòng chảy, đảm bảo tiêu úng.

Tượng Sơn hiện có khoảng 10 ha rau màu vụ đông đã xuống giống 2 tuần. Diện tích bắt đầu cho thu hoạch (rau cải, dưa chuột) chiếm khoảng 50% hiện đang đối diện nguy cơ mất trắng. Bên cạnh đó, số diện tích vừa xuống giống (khoảng 50%) khả năng sau mưa sẽ phải gieo trồng lại vì gặp mưa và ngập úng sẽ không thể phát triển tốt. Riêng diện tích cây dưa chuột (chiếm khoảng 40%) khả năng sẽ bị thối rễ và chết vì thời gian ngâm trong nước lâu.

Sau bão số 5, vựa rau Tượng Sơn có nguy cơ mất trắng

Người dân thu hoạch rau cải để vớt vát thiệt hại sau mưa

Từ cuối chiều 18/9, để “vớt vát” thiệt hại, nhiều người dân hối hả ra đồng thu hoạch rau cải và triển khai các biện pháp chăm sóc để tránh thiệt hại. Biện pháp đầu tiên là bằng mọi biện pháp khơi thông rãnh, luống để thoát nước ngay, tránh ngập úng gây thối rễ.

“Ngay khi nước rút, địa phương chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp chăm sóc để khắc phục thiệt hại. Nếu thời tiết sau mưa có nắng, gió thì cần đảm bảo cho bộ rễ được thông thoáng. Nếu có điều kiện, bà con nên bổ sung một lượng tro bếp nguội vào gốc cây để hút ẩm nhằm tránh thối rễ. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thuốc Validacin Nhật hoặc thuốc Anvil để phun, hạn chế bệnh thối gốc, đồng thời dùng một số chế phẩm phân qua lá, phân sinh học để phun hỗ trợ cho cây, tuyệt đối không dùng đạm u rê để tưới ngay”, cán bộ địa chính – nông nghiệp xã Tượng Sơn Dương Kim Tuấn cho hay.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.