Nông nghiệp

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Từ vụ xuân 2022, "cuộc cách mạng” ruộng đất ở Can Lộc bước sang giai đoạn mới, triển khai đồng bộ trên toàn huyện với mục tiêu vừa chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi chủ, vừa xây dựng cánh đồng lớn tập trung và tiệm cận tích tụ ruộng đất. Hành trình này sẽ chuẩn bị cho huyện lúa thêm một bước vững chắc để tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo địa phương.

Khí thế ra quân trên những cánh đồng lớn (video: Minh Đông)

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Từ thành công của xã Thuần Thiện trong vụ xuân 2021 với việc chuyển đổi 100% diện tích sản xuất lúa, tiến tới cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con nông dân, vụ xuân 2022, nhiều địa phương ở Can Lộc cũng mạnh dạn bắt tay vào cuộc chuyển đổi ruộng đất theo chiều sâu.

Ông Nguyễn Đình Huy - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc cho biết: “Vụ xuân 2021, xã đã làm thí điểm trên diện tích 20 ha ở 2 thôn Tự Cường và Đập Lã bằng phương pháp phá bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn và góp đất sản xuất. Nhưng, năm nay mới là cuộc cách mạng thực sự, xã thực hiện cùng lúc vừa chuyển đổi ruộng đất, vừa quy hoạch lại đồng ruộng và chia lại ruộng đất cho bà con nông dân.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Chúng tôi đã hoàn thiện đề án bằng việc cụ thể hóa Nghị quyết 01 vào thực tiễn địa phương, ban hành chính sách hỗ trợ nhằm tạo động lực cho bà con. Tiếp đó, xã thực hiện rà soát nhu cầu sản xuất ở các thôn; phân đối tượng theo từng nhóm gắn với quy hoạch vùng sản xuất và tiến hành cải tạo mặt ruộng, quy hoạch cánh đồng và chia lại ruộng cho người nông dân. Kế hoạch ban đầu, xã chuyển đổi ruộng đất trên diện tích 60 ha, thế nhưng, Sơn Lộc đã thực hiện vượt chỉ tiêu với 110 ha trong tổng số diện tích sản xuất toàn xã là 493 ha”.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết 01, xã Sơn Lộc đã chuyển đổi được 110 ha.

Sau chuyển đổi, vùng sản xuất đã xây dựng được 9 cánh đồng lớn có diện tích từ 10-19 ha/cánh đồng, giảm số thửa từ 1.553 thửa còn 120 thửa; bình quân mỗi hộ giảm từ 2,5 thửa xuống còn 1 thửa, nhiều hộ còn chung 1 thửa sản xuất. Theo đó, đồng ruộng Sơn Lộc được chia thành 3 vùng: vùng người dân có cùng chí hướng góp đất và hình thành các tổ liên kết sản xuất; vùng chuyển đổi ruộng đất gắn với sản xuất tập trung và vùng đất dư thừa sau chuyển đổi, tập trung để hình thành các tổ hợp tác, tiến tới cho thuê ruộng.

Ông Nguyễn Hữu Thanh - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thượng Sơn (xã Sơn Lộc) cho biết: “Với 11,3 ha chuyển đổi của thôn, đồng ruộng được chia thành các ô thửa có diện tích bình quân từ 1,5-2 ha/ô thửa. Chúng tôi đã hình thành được các tổ sản xuất, bà con sẽ cùng bàn bạc, thống nhất để thực hiện một giống, một quy trình, một sản phẩm và một đầu ra. Nói cách khác, bước đi mới đang giúp chúng tôi tiệm cận với nền sản xuất hàng hóa”.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Bà con nhân dân thôn Thượng Sơn biểu quyết đồng ý thực hiện Nghị quyết 01.

Không chỉ ở Sơn Lộc, các địa phương như: Kim Song Trường, Khánh Vĩnh Yên, Vượng Lộc, Tùng Lộc... cũng vừa dồn điền, vừa đổi chủ để xây dựng cánh đồng tập trung. Hiện, các xã đều đã hoàn tất những công đoạn cải tạo đồng ruộng, bốc thăm để chia lại ruộng đất cho bà con nông dân theo quy hoạch vùng sản xuất.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Khí thế sôi nổi với quyết tâm lớn trong "cuộc cách mạng” cải tạo ruộng đất tại các địa phương ở Can Lộc.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc, đến nay, tổng diện tích phá bờ vùng, bờ thửa gắn với chuyển đổi ruộng đất trong vụ xuân 2022 trên thực tế đã hơn 1.138,7 ha, đạt 102,6% kế hoạch. Trong đó, 741,5 ha thực hiện theo phương án xây dựng vùng sản xuất tập trung, nông dân góp đất, thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất chung hoặc cho các tổ chức thuê lại quyền sử dụng đất của các hộ dân để sản xuất; 397 ha thực hiện theo phương án chuyển đổi ruộng đất, gắn với tập trung ruộng đất sản xuất tập trung.

Bên cạnh đó, Can Lộc tiếp tục thúc đẩy sự thay đổi về cách thức và chủ thể sản xuất, trong đó, HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân và doanh nghiệp là nhân tố trung tâm. Hiện nay, tại những vùng sản xuất đã chuyển đổi, các địa phương đang tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân góp đất để thành lập tổ hợp tác cùng sản xuất chung. Đồng thời, huyện tiếp tục hỗ trợ các mô hình HTX sản xuất đã có phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tiến tới liên kết bền vững.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Mô hình trình diễn tập trung ruộng đất, phá bờ thửa vụ hè thu năm 2020 tại Vượng Lộc.

Ông Nguyễn Đình Trung - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Thương mại, dịch vụ nông nghiệp Hạ Vàng (xã Vượng Lộc) chia sẻ: “Vụ xuân 2022, HTX mở rộng cánh đồng sản xuất hàng hóa liên kết với Công ty CP Giống cây trồng Nam Định từ 20 ha lên 70 ha, chuẩn bị cho hành trình sản xuất lúa gạo chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Toàn bộ vùng sản xuất được thực hiện theo hình thức góp ruộng, tuân thủ một quy trình sản xuất, một giống và doanh nghiệp bao tiêu 100% sản phẩm.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

HTX Thương mại, dịch vụ nông nghiệp Hạ Vàng đang từng bước xây dựng thương hiệu gạo địa phương.

Hiện nay, HTX đang được huyện đầu tư lắp đặt camera, từng bước chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao nhằm xây dựng thương hiệu gạo địa phương. Sự đồng bộ về tư liệu sản xuất sẽ giúp chúng tôi tiến xa hơn, trở thành đầu mối trung gian dịch vụ nông nghiệp, kết nối giữa bà con nông dân và doanh nghiệp, hướng đến tích tụ ruộng đất”.

Tại xã Khánh Vĩnh Yên, sau khi hoàn thành chuyển đổi ruộng đất, vụ xuân 2022, địa phương đã kết nối với Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang (tỉnh Ninh Bình) để bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa nếp hương sản xuất theo cánh đồng lớn trên diện tích 40 ha. Hình thức thu mua được thông qua bên thứ ba là Nhà máy Xay xát Nam Oanh (Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Toàn bộ lúa của bà con nông dân sẽ được nhà máy thu mua với mức cao hơn 3 giá tại thời điểm nơi thu mua. Doanh nghiệp thực hiện hợp đồng trọn gói, thu mua tập trung và thanh toán cho bà con nông dân ngay sau thời điểm thu mua.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Nghị quyết 01 đặt mục tiêu, trong năm 2022, toàn huyện Can Lộc có 1.200 ha sản xuất tập trung và đạt 50% diện tích toàn huyện vào năm 2025. Ông Đặng Trần Phong - Chủ tịch UBND huyện Can Lộc cho biết: “Để nghị quyết đi vào chiều sâu, chúng tôi đã tập trung tuyên truyền, vận động để người dân hiểu, cùng chung tay thực hiện và cùng hưởng lợi.

Chủ tịch UBND huyện Can Lộc khẳng định quyết tâm thực hiện NQ 01 trong thời gian tới

Sau chuyển đổi, địa phương sẽ quy hoạch vùng sản xuất nhằm định hướng rõ sản xuất cho người dân và khuyến khích hình thành tổ hợp tác, HTX liên kết sản xuất, từng bước khuyến khích đưa cơ giới hóa, công nghệ cao vào sản xuất nhằm chuẩn bị cho hành trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tại địa phương”.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra quá trình thực hiện phá bờ vùng, bờ thửa ở Can Lộc.

Đề án sản xuất được sự chỉ đạo sát sao của BTV Huyện ủy; mỗi cụm, vùng sản xuất, huyện đều phân cán bộ bám sát, xử lý từng vấn đề tại cơ sở, đồng thời hỗ trợ công tác chuyên môn, quy trình kỹ thuật. Ở các địa phương, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, lãnh đạo địa phương trực tiếp chỉ đạo thực hiện trên đồng ruộng. Từ cán bộ, đảng viên, các cấp hội, đoàn thể... đều vào cuộc, tạo khí thế và khơi dậy sự quyết tâm cho bà con nông dân.

Thôn Đông Mỹ, xã Vượng Lộc tiến hành phá bỏ bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn.

Ông Vương Đình Hoàn - Chi ủy viên Chi bộ thôn Đông Mỹ, xã Vượng Lộc cho biết: “Để thực hiện phá bờ thửa, quy hoạch vùng sản xuất tập trung trên diện tích 9 ha, mỗi cán bộ thôn được phân công phụ trách từng vùng cụ thể, bám sát từ lúc lập kế hoạch, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân đến việc giám sát các công đoạn cải tạo, chuẩn bị sản xuất trên cánh đồng... “Vạn sự khởi đầu nan”, dù rất vất vả nhưng cán bộ đi trước, trách nhiệm chính là cách tuyên truyền hiệu quả nhất để đưa nghị quyết vào cuộc sống”.

Tiếp sức giai đoạn mới trong tích tụ ruộng đất, năm nay, huyện ban hành các chính sách đồng bộ với tổng kinh phí 6,1 tỷ đồng, trích từ ngân sách huyện. Theo đó, ngoài thưởng 1 triệu đồng/ha cho các xã hoàn thành chỉ tiêu, 10 triệu đồng/tổ hợp tác, HTX sản xuất tập trung với quy mô sản xuất tối thiểu là 10 ha (cánh đồng mẫu) thì chính sách còn hỗ trợ 100% tiền lãi ngân hàng trong 2 năm cho các tổ hợp tác, HTX; hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn. Ngoài chính sách của huyện, các xã, thị trấn cũng chủ động nguồn chính sách, như xã Sơn Lộc trích ngân sách 112 triệu đồng hỗ trợ tiền giống; 6 triệu đồng/ha để nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và thưởng từ 5-10 triệu đồng các thôn tập trung ruộng đất từ 10 ha trở lên.

Một thuận lợi lớn là thời điểm Can Lộc bước vào cao điểm thực hiện tập trung ruộng đất, BCH Đảng bộ tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Cùng với chủ trương của huyện, Nghị quyết 06 sẽ “dẫn đường” và tạo động lực lớn giúp Can Lộc tự tin hơn trên mục tiêu đã lựa chọn. Những cơ chế, chính sách từ tỉnh sẽ được lồng ghép, tạo nguồn lực lớn cho bà con nông dân, đồng thời, giúp địa phương “gỡ khó” những vấn đề lớn như: hành lang pháp lý đất đai; cơ chế về cho thuê đất, tích tụ ruộng đất nhằm tạo “sân chơi” công bằng và thu hút sự đầu tư của doanh nghiệp.

Từ dồn điền đổi thửa đến tích tụ ruộng đất - “cuộc cách mạng” trên quê lúa Can Lộc (bài 2): Tập trung đồng bộ, đưa sản xuất lúa gạo phát triển bền vững

“Cánh cửa” mới đang mở ra với nhiều quyết tâm và khí thế mới. Trên khắp vùng quê lúa những ngày này, cán bộ cấp huyện, cấp xã đang “cùng ăn, cùng ở” với bà con nông dân; những bí thư chi bộ, trưởng thôn “dấu chân mòn lối” trên từng cánh đồng lớn và những người nông dân hăng hái chuyển mình để Can Lộc hiện thực hóa chủ trương phát triển sản xuất lúa gạo gắn với xây dựng NTM, nâng cao thu nhập bền vững cho người nông dân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.