Hương Sơn nỗ lực hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới

(Baohatinh.vn) - Những năm gần đây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã đầu tư hàng chục tỷ đồng giúp các xã, thị trấn hoàn thiện tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

bqbht_br_img-6763.jpg
Đơn vị thi công lắp đặt đường ống nước sạch cấp 1 tại thôn Kim Bằng, xã Sơn Bằng

Từ đầu năm 2023 đến nay nhiều công trình, dự án mở rộng mạng lưới nước sạch đã và đang được huyện Hương Sơn triển khai. “Chỉ còn vài tháng nữa là gia đình tôi có nước sạch dùng khi hệ thống đường ống cấp 1 của Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn đi qua thôn được đưa vào sử dụng. Gia đình chỉ bỏ ra số tiền từ 2,5 - 3 triệu đồng mua ống nhựa nhỏ đấu nối vào nhà là được sử dụng nước máy để sinh hoạt " – ông Hoàng Xuân Hùng, thôn Hồ Sen, xã Sơn Trung vui mừng cho biết.

Cùng chung niềm vui sắp được dùng nước máy sạch, bà Hoàng Thị Thu (thôn Thanh Bằng, xã Sơn Bằng) còn được UBND xã Sơn Bằng hỗ trợ số tiền 2,5 triệu đồng để đấu nối từ đường ống chính đưa nước vào nhà vì thuộc diện hộ nghèo.

Bà Thu là một trong số 58 hộ nghèo, cận nghèo xã Sơn Bằng được nhận hỗ trợ đấu nối đường ống vào tận nhà từ nguồn kinh phí kết nối kêu gọi của UBND xã Sơn Bằng với số tiền lên đến 145 triệu đồng.

img-6789.jpg
Lắp đặt đường ống cấp 1 tại thôn Thanh Bằng, xã Sơn Bằng.

Ông Hùng, bà Thu là những hộ dân sắp được hưởng lợi từ dự án mở rộng mạng lưới nước sạch vừa được triển khai đồng thời tại 2 xã Sơn Trung, Sơn Bằng vào ngày 17/5/2025, với tổng số tiền 23 tỷ đồng từ nguồn vốn của UBND huyện Hương Sơn.

Đây là dự án được huyện Hương Sơn đầu tư nhằm giúp 2 xã Sơn Trung, Sơn Bằng hoàn thiện tiêu chí 18.1 trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. Theo tính toán, đến hết tháng 8/2025 công trình hoàn thành sẽ có thêm 900 hộ dân xã Sơn Trung và 700 hộ dân xã Sơn Bằng được sử dụng nguồn nước từ Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn, nâng tổng số lượng khách hàng trên toàn huyện lên 7.000 hộ.

Trước đó, tháng 2/2024, huyện Hương Sơn đã đầu tư gần 15 tỷ đồng, lắp đặt 36,9km đường ống các loại giúp 2 xã Sơn Phú, Sơn Giang thực hiện tiêu chí nước sạch trong xây dựng nông thôn mới nâng cao. Nhờ vậy, đến tháng 7/2024 hai xã này hoàn thiện tiêu chí nước sạch, đồng thời đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024.

z6636813820494-c843db41e51c4be4d83efd9ae3d17c29.jpg
Lắp đặt hệ thống đường ống nhánh vào nhà các hộ dân ở thôn Đại Vường, xã Sơn Phú

“Trong chiến lược mở rộng mạng lưới khách hàng giúp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trước đó, năm 2020, Công ty Cấp nước Hà Tĩnh đã đầu tư nguồn lực hơn 1 tỷ đồng nâng công suất 600m3 nước/ngày, đêm tại Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn lên 2.600m3 nước/ngày đêm để đảm bảo cung cấp đủ lượng nước sinh hoạt khi lượng khách hàng tăng nhanh” – Giám đốc Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn, Trần Quốc Tuyết cho biết.

Cùng với đó, Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn còn tiến hành lắp đặt hệ thống đường ống cấp 1 dài hơn 10km tại TDP 10, TDP 11 (thị trấn Phố Châu), TDP 5, TDP 6 (thị trấn Tây Sơn) với tổng kinh phí 2,5 tỷ đồng; mở rộng thêm mạng lưới 450 khách hàng ở thị trấn Phố Châu và 350 khách hàng ở thị trấn Tây Sơn, góp phần giúp 2 đơn vị này hoàn thành các tiêu chí đô thị văn minh vào tháng 12 năm 2024.

img-6708.jpg
Công nhân kiểm tra chất lượng nước tại Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn

Đến thời điểm hiện tại, ngoài 2 thị trấn hoàn thành tiêu chí đô thị văn minh, huyện Hương Sơn có 4 xã đạt nông thôn mới nâng cao là Sơn Kim 2, Hàm Trường, Sơn Phú, Sơn Giang. Hai xã Sơn Trung, Sơn Bằng cũng sẽ hoàn thành chương trình nông thôn mới nâng cao vào cuối năm nay.

Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Kiều Hưng cho hay: Hương Sơn là địa bàn vùng núi, khoảng cách giữa các địa phương khá xa, trong khi đó nhiều khu vực bị chia cắt, bởi vậy nguồn kinh phí đầu tư xây dựng các cơ sở cấp nước tập trung đòi hỏi nguồn lực rất lớn, vượt ngoài tầm với của các xã. Vì vậy, việc mở rộng mạng lưới khách hàng sẽ tiếp tục được huyện Hương Sơn và đơn vị cấp nước Hà Tĩnh đầu tư mở rộng, giúp các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),