Emagazine

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trong ngày tiết trời mát mẻ, 4 người em tuổi trên dưới 90 của cụ Phan Thị Chinh (95 tuổi, ở thôn Yên Lạc, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) về quây quần bên cụ, cùng ôn lại kỷ niệm gia đình.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh
Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Cụ Phan Thị Chinh năm nay 95 tuổi, tuy lưng còng nhưng vẫn còn minh mẫn. Buổi sáng, sau khi giúp người cháu đích tôn làm một số việc nhà, cụ thường ngôi bên bậu cửa, khi thì ngâm nga đôi ba câu thơ, khi xâu kim khâu áo. Thỉnh thoảng, khi có người làng đến chơi, cụ vẫn nhớ hỏi han chuyện gia đình và nói chuyện vui vẻ.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Mặc dù đều đã cao tuổi nhưng cả 5 anh em cụ đều khỏe mạnh. Trong ảnh, từ trái qua phải là cụ Phan Thanh Bình - SN 1937 (84 tuổi); cụ Phan Thị Chinh - SN 1926 (95 tuổi), cụ Phan Thị Em - SN 1928 (93 tuổi), cụ Phan Văn Phiên - SN 1930 (91 tuổi), cụ Phan Văn Diên - SN 1932 (89 tuổi). Hôm nay, các cụ quây quần về thăm chị gái và nghe cụ Phan Văn Phiên đọc thơ về mẹ.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Các cụ vẫn luôn tự hào về sức khỏe của 5 anh chị em. Cụ Phiên chia sẻ: “Gia đình tôi nhiều người sống thọ lắm. Ông ngoại tôi và mẹ tôi đều mất năm 97 tuổi. Anh em bên ngoại của gia đình tôi cũng nhiều người sống trên 90 tuổi. Bây giờ, chị em tôi sống quây quần bên nhau, ai cũng đã tuổi cao nhưng chưa phải làm phiền con cháu nhiều là chúng tôi hạnh phúc lắm”.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trong nỗi nhớ mẹ sâu sắc của các anh chị, cụ út Phan Thanh Bình đã không cầm được lòng mình, quay về nhà lấy di ảnh mẹ mang sang cho các anh, chị cùng ngắm người mẹ đã khuất.

Những kỷ niệm của gia đình cứ ùa về trong bao câu chuyện kể khiến những người khách lạ như chúng tôi cũng cảm thấy rưng rưng.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Sáng nay, biết các cụ cùng về thăm cụ Chinh, cụ Phan Thị Liệu - em con cô ở bên cạnh cũng chống gậy qua chơi, trò chuyện. Dù nghe âm điệu miền biển không quen, câu được câu mất nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được tình cảm ấm nồng mà các cụ dành cho nhau.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trò chuyện với chúng tôi, cả 5 cụ đều thể hiện lòng tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình. Trong 6 anh em của ông cụ thân sinh có 2 người là chiến sỹ Xô viết; trong đó, 1 người là liệt sỹ, 1 người bị bắt và giam cầm tại Buôn Mê Thuột (cụ Phan Viết Chiến), sau đó trở về quê hương và trở thành Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Nghi Xuân.

Noi theo truyền thống của gia đình, gần 100 người cháu, chắt, chiu... đều sống tử tế, yêu lao động, sản xuất, chăm chỉ học hành, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ. Phần lớn con cháu đều thoát ly, sinh sống ở nhiều tỉnh, thành, chỉ có một số người cháu ở lại địa phương. Dẫu làm những công việc khác nhau nhưng ai cũng noi gương ông, cha, luôn nỗ lực học tập, lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Trong 5 anh em, cụ Phan Thị Em (người đội nón) thiệt thòi hơn cả nên cũng nhận được nhiều tình yêu thương của các chị em ruột. Cụ lập gia đình nhưng không có con nên cưới vợ lẽ cho chồng. Nay, cụ sống một mình trong căn nhà tình nghĩa mới được Nhà nước hỗ trợ ở thôn Bắc Tây Nam. Thỉnh thoảng con gái của chồng có ghé qua thăm, đưa lương thực, thực phẩm cho cụ. Hằng ngày, cụ vẫn chống gậy qua nhà cụ Phiên (ở gần nhất) và cụ Chinh để chơi.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh
Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh
Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Gần trưa, khi đàn gà đã bắt đầu gáy trưa tao tác, các cụ lần lượt trở về nhà. Ngoài cụ Chinh sống với người cháu đích tôn, còn lại các cụ ông đều đã mất vợ, con cháu ở xa nên sống một mình. Bình thường, cụ Phiên thường đi chợ mua thức ăn về cho cụ Em rồi để cụ tự nấu. Hôm nay, do cụ Em bị đau răng nên cụ Phiên ghé qua chăm sóc. Bữa cơm của người già rất đạm bạc nhưng lại ấm tình ruột thịt.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Đã 89 tuổi nhưng cụ Phan Văn Diên vẫn còn dẻo dai. Nhà gần biển nên mỗi sáng sớm cụ thường ra biển kéo lưới cho các thuyền đánh cá trong làng. Chỉ cần buổi sáng ra biển kéo lưới một lúc là trưa về đã có nồi cá ngon lành. Những hôm được nhiều thì cụ Diên dành muối nước mắm hoặc mang cho anh chị em trong gia đình. Với cụ Diên, đó cũng là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Tuy sống một mình nhưng cụ Diên không buồn bởi khu vườn đầy cây trái. Lúc nào cụ cũng tìm được niềm vui trong công việc.

Các cụ đều đã ngoài 80, 90 tuổi nhưng vẫn rất yêu thích lao động. Nếu như cụ Phiên vẫn thường tự đi chợ, nấu ăn, cụ Diên sáng sáng ra biển kéo lưới cho ngư dân đổi công lấy cá về ăn thì cụ Bình là tìm được niềm vui trong việc trồng rau xanh. Khu vườn của cụ tuy không rộng nhưng được quy hoạch sạch sẽ, gọn gàng, mùa nào thức nấy. Cụ rất vui khi luôn có quà quê cho con cháu.

Cuộc sống bình dị của 5 chị em thượng thọ ở miền đất hát Hà Tĩnh

Cụ Bình chia sẻ: “Chúng tôi sống thọ nhờ nhiều yếu tố. Ngoài gen của bên ngoại, còn bởi chúng tôi luôn lựa chọn sống lành mạnh, vui vẻ giữa cộng đồng. Cùng với thực phẩm tự cung, tự cấp đảm bảo an toàn, việc tập luyện thể dục cũng vô cùng quan trọng. Chúng tôi đều mong muốn sống thọ nhưng phải mạnh khỏe, vui vẻ để con cháu yên tâm làm ăn”.

Trước khi chúng tôi ra về, cụ Bình còn nhắc đến kỷ niệm được một vị khách quý tặng câu đối đầy tự hào: “Tứ đại đồng đường thiên hạ hữu/ Nhất bào ngũ lão thế gian vô” (ý nói, chuyện tứ đại đồng đường trước nay khá nhiều nhưng 5 anh em một nhà sống thọ thì trong thế gian rất hiếm).

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

"Quả ngọt" nông thôn mới Ân Phú

Cảnh quan xanh mát, hạ tầng đồng bộ, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao… là những “quả ngọt” mà xã Ân Phú (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã gặt hái được trên hành trình bền bỉ xây dựng nông thôn mới.
Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Huyền thoại Xô viết ở Phù Lưu Thượng...

Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

20 giếng cổ ở Lộc Hà được trùng tu như thế nào?

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Là quân nhưng chúng tôi ở trong dân

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Người trẻ và khát vọng chinh phục đỉnh cao

Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Nghe cựu chiến binh Hà Tĩnh kể chuyện lái xe cho Bác Hồ

Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Trên quê hương Xô viết anh hùng

Trên quê hương Xô viết anh hùng

Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Về Hà Tĩnh, xem các đô vật thi tài

Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
Trái tim người lính mang nặng ân tình

Trái tim người lính mang nặng ân tình

“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Nghị lực của Ánh

Nghị lực của Ánh

Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
 Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Hương Sơn trong tiếng vọng ngàn xưa

Phát huy các giá trị truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không ngừng nỗ lực vươn lên, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng quê hương, đất nước.
Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Mạch nguồn ví, giặm trong các loại hình nghệ thuật

Từ những điệu ví, câu hò của ông cha xưa, ngày nay, dân ca ví, giặm được tiếp biến trong nhiều loại hình nghệ thuật, tạo sức sống bền lâu trong đời sống của người dân Hà Tĩnh cũng như cả nước.
Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Hào khí Cách mạng tháng Tám hôm nay

Cùng với cả nước, suốt những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã phát huy tốt tinh thần, hào khí Cách mạng tháng Tám năm 1945 để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, vững mạnh.
Dưới trời thu xanh thắm...

Dưới trời thu xanh thắm...

Tháng Tám về gọi dậy cả miền ký ức hào hùng của lịch sử, đặc biệt là không khí của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 trong lòng mỗi người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.
Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Trên những vùng quê cách mạng ở Hà Tĩnh

Mỗi độ tháng Tám về, lòng người Hà Tĩnh thường nghĩ đến những ngày đầu làm cách mạng của cha ông. Trong dòng hồi tưởng ấy, chúng tôi có dịp về thăm một số vùng quê cách mạng nổi tiếng năm xưa.
Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Thêm 14 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh

Việc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh sẽ là cơ sở để các địa phương sở hữu di tích trên địa bàn Hà Tĩnh tăng cường công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.