Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương
Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Những ngày này, dẫu đang căng mình nơi tuyến đầu chống “giặc” Covid-19 nhưng những chiến sỹ “áo trắng”, “áo xanh” là lực lượng y, bác sỹ, công an, bộ đội… ở Hà Tĩnh vẫn luôn hướng về gia đình, người thân, động viên hậu phương thêm vững vàng trong cuộc chiến mới.

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương
Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tôi quê ở xã Thạch Đài (Thạch Hà), công tác tại Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, còn vợ tôi là một giáo viên mầm non. Mặc dù khi tìm hiểu, yêu thương rồi về chung một nhà, chúng tôi đã xác định thời gian dành cho nhau không nhiều như những đôi lứa khác nhưng trong thâm tâm tôi vẫn luôn hiểu những thiệt thòi của vợ và biết ơn cô ấy rất nhiều.

Đã hơn 5 tháng qua, sau chuyến về thăm nhà ngắn ngủi dịp tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh từ các nước láng giềng căng thẳng, tôi đã cùng đồng đội ngày đêm trực chốt và tuần tra liên tục. Đặc biệt, khi được phân công vào lực lượng tiếp nhận người nước ngoài về nước thực hiện cách ly tại Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, chúng tôi đối diện với nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, bằng ý chí của các quân nhân và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, chúng tôi vẫn đang giữ vững trận tuyến.

Xác định nhiệm vụ là trên hết, mỗi ngày, chúng tôi dành hầu hết thời gian cho công việc, chỉ những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi, tôi mới có dịp gọi điện về gia đình. Tôi biết, đó có lẽ là thời gian mà vợ cùng các con và bố mẹ tôi mong đợi nhất. Tôi hiểu sự vất vả của vợ khi phải thay chồng cáng đáng mọi công việc trong nhà, quan tâm bố mẹ, chăm sóc hai con nhỏ (3 tuổi và 1 tuổi), đồng thời lại lo lắng cho chồng nơi biên cương.

Sau tất cả những lời động viên và tin tưởng đất nước ta sẽ chiến thắng dịch bệnh, tôi chỉ muốn nhắn đến vợ mình rằng: “Khi Tổ quốc cần, chúng ta cùng chiến đấu nhé em!”.

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Quê tôi ở phường Hưng Trí, TX Kỳ Anh. Năm 2019, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y dược Huế, tôi về công tác tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh. Sau gần 2 năm, nhờ sự dìu dắt của thế hệ đi trước và sự hỗ trợ của đồng nghiệp, tôi ngày càng tự tin vào tay nghề của mình.

Đầu tháng 6 vừa qua, sau khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại trên địa bàn tỉnh, tôi là một trong 6 y, bác sỹ được nhận nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Biết tôi tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, bố mẹ rất lo lắng. Tuy nhiên, tôi cũng gọi điện về giải thích để bố mẹ hiểu rằng, môi trường làm việc nơi tôi công tác luôn đảm bảo an toàn phòng dịch. Mặt khác, là một người trẻ được giao nhiệm vụ nơi tuyến đầu, góp phần chung tay đẩy lùi dịch bệnh, với tôi là một niềm vinh dự.

Đã gần 1 tháng cách ly cùng các bệnh nhân Covid-19 và thời gian phía trước vẫn còn chưa biết lúc nào dịch bệnh kết thúc để trở về nhà, tôi rất nhớ gia đình. Tuy nhiên, khi dịch bệnh chưa hết, tôi luôn sẵn sàng cống hiến. Tôi muốn nhắn gửi tới bố mẹ mình rằng: “Bố mẹ hãy yên tâm tin tưởng vào con gái! Bởi, con đã trưởng thành hơn trong cuộc chiến mới của đất nước!”.

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tôi công tác ở Ban CHQS huyện Thạch Hà, còn gia đình ở thôn Bến Toàn, xã Lưu Vĩnh Sơn.

Bình thường khi chưa có dịch và không có lịch trực, tôi sáng đi tối về nên có thời gian cùng vợ chăm sóc con cái và quan tâm bố mẹ già. Tuy nhiên, từ ngày 5/6, sau khi dịch bệnh bùng phát trở lại, tôi cùng đồng đội nhận nhiệm vụ tăng cường chống dịch. Hiện, chúng tôi được phân công trực tại khu cách ly trụ sở cũ Ban CHQS huyện (thị trấn Thạch Hà).

Dù đã quen với việc trực chiến dài ngày của chồng trước đó nhưng vợ vẫn lo lắng khi tôi bước vào đợt trực cách ly cùng các F1 của bệnh nhân Covid-19. Biết được điều đó nên tôi cũng thường xuyên gọi điện về động viên để vợ và các con yên tâm. Những ngày này, thời tiết nắng nóng, gần nhà tôi lại nhiều ao hồ, sông suối, việc đảm bảo an toàn cho con là điều khiến tôi lo lắng nhất.

Ngoài dặn dò vợ, tôi muốn nhắn nhủ các con: “Bố đang còn phải cùng các bác, các chú chiến đấu chống dịch, mong các con ở nhà chăm ngoan, bảo ban, trông coi nhau để mẹ đỡ vất vả. Dịch sẽ hết nhanh thôi, bố sẽ về với các con!”.

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Chồng tôi là lái xe đường dài từ Hương Sơn sang Lào, rất ít khi về nhà. Năm nay, do dịch bệnh nên anh cũng không về nhà được. Ngày thường một mình tôi chăm sóc 2 con nhỏ, cháu lớn năm nay 10 tuổi, cháu nhỏ hơn 2 tuổi. Cháu đầu có ý thức tự lập sớm để hỗ trợ công việc với bố mẹ.

Từ năm 2020 đến nay, Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thực hiện nhiệm vụ điều trị bệnh nhân dương tính với vi-rút SARS-CoV-2, vì chồng đi xa nên tôi phải thu xếp gửi con về xã Sơn Diệm nhờ ông bà ngoại chăm sóc.

Đợt điều trị bệnh nhân thứ nhất năm ngoái, con thứ 2 mới được 16 tháng nhưng cũng phải xa mẹ hơn 2 tháng. Vào cuộc chiến chống dịch thứ 2, con đã lớn hơn, tôi yên tâm tiếp tục nhận nhiệm vụ vào vòng trong để chăm sóc bệnh nhân.

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả và hiểm nguy nhưng tôi luôn tâm huyết, tận tụy với công việc, giúp đỡ bệnh nhân để họ yên tâm điều trị, chóng bình phục, sớm trở về với gia đình. Hằng đêm, khi hoàn thành công việc, tôi thường trò chuyện với ông bà và các con qua điện thoại. Những lúc đó, tôi luôn được gia đình động viên, khích lệ để có thể yên tâm tập trung cao nhất hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Tâm sự nơi tuyến đầu chống dịch gửi hậu phương

Gia đình tôi ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà), bố mẹ đều đang mang trọng bệnh: mẹ bị ung thư, bố bị tai biến khá nặng hiện đang được người bác đưa vào miền Nam điều trị. Chị gái lấy chồng xa, nhà chỉ còn tôi là người lo lắng, chăm sóc cho mẹ. Tuy nhiên, tính từ thời điểm tăng cường giúp dân làm thẻ căn cước công dân, đảm bảo an ninh cho đợt bầu cử ĐBQH, HĐND các cấp và nhất là tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến thị trấn Lộc Hà và xã Thạch Kim bước vào đợt cách ly y tế từ 12/6 tới nay, tôi chưa thể về thăm nhà.

Tuy vậy, tôi cũng yên tâm phần nào khi qua điện thoại, mẹ cho biết, nhờ sự quan tâm của 2 người bác ruột và sự động viên của bà con lối xóm nên sức khỏe mẹ vẫn đảm bảo. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến người thân trong gia đình và hàng xóm, láng giềng, đặc biệt là các bác, cô, chú… đã luôn lo lắng, chăm sóc bố mẹ giúp tôi. Tình cảm hậu phương chính là động lực để những người chiến sỹ như tôi yên tâm chiến đấu với dịch Covid-19.

trình bày: huy tùng

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast