Chuẩn bị chu đáo Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Các hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương bắt đầu từ ngày 2-7/4/2025 (tức ngày 5-10/3 âm lịch) tại Khu di tích Đại Hùng. Ông Trần Xuân Đức - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin thêm về nội dung này.

bqbht_br_dt-dsc8846.jpg
Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh Trần Xuân Đức trả lời phóng viên Báo Hà Tĩnh.

PV: Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng là nơi thờ cúng Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng tại Hà Tĩnh. Năm nay đánh dấu lần thứ 10 diễn ra lễ giỗ Quốc Tổ, địa phương đã có sự phối hợp tổ chức như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Xuân Đức: Để chuẩn bị cho lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương với quy mô cấp tỉnh, thời gian qua, thị xã Hồng Lĩnh đã phối hợp với Sở VH-TT&DL xây dựng, ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể. Theo đó, các hoạt động lễ giỗ và phần hội truyền thống được tổ chức từ ngày 2 - 7/4/2025 (tức ngày 5 - 10/3 âm lịch). Nội dung lễ giỗ gồm: Lễ dâng cúng vật phẩm của các địa phương trong toàn tỉnh được tổ chức vào sáng 5/4 (tức ngày 8/3 âm lịch); lễ tế dân gian được tổ chức vào sáng 6/4 (tức ngày 9/3 âm lịch); nghi lễ rước linh vị Thủy tổ và Quốc Tổ Hùng Vương được tổ chức vào chiều 6/4 (tức ngày 9/3 âm lịch); phần nghi lễ Nhà nước được tổ chức vào sáng 7/4 (tức ngày 10/3 âm lịch).

Phần hội gồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn như: Giải Bóng chuyền nam thanh niên toàn tỉnh (trong chương trình Đại hội TDTT toàn tỉnh lần thứ X năm 2025) diễn ra từ ngày 2 - 4/4 (tức ngày 5 - 7/3 âm lịch); hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ” diễn ra vào sáng 6/4 (tức ngày 9/3 âm lịch) và chương trình dạ hội văn nghệ hướng đến đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương diễn ra vào tối 6/4 (tức ngày 9/3 âm lịch).

bqbht_br_dt-dsc8197.jpg
Nghi lễ rước linh vị Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng là một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Ảnh: tư liệu

Sở VH-TT&DL, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã tích cực chuẩn bị về cơ sở vật chất, nội dung các hoạt động phần lễ và phần hội nhằm tổ chức, giới thiệu và quảng bá đậm nét về lễ giỗ, Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng đến đông đảo đồng bào, du khách thập phương trong và ngoài tỉnh; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí cũng được tổ chức phục vụ người dân trong dịp này; đồng thời triển khai các phương án đảm bảo ANTT, ATGT để tổ chức thành công lễ giỗ.

PV; Các nghi lễ quan trọng trong lễ giỗ năm nay có gì khác biệt và đâu là điểm nhấn đáng chú ý trong chương trình?

Ông Trần Xuân Đức: Thực hiện kế hoạch phối hợp tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025 giữa Sở VH-TT&DL và UBND thị xã Hồng Lĩnh, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính, phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống. Phần hội được tổ chức vui tươi, lành mạnh và an toàn. Năm nay, chương trình nghệ thuật tại nghi lễ Nhà nước lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương với chủ đề “Huyền thoại đất Phượng Hoàng” do Sở VH-TT&DL chủ trì. Chương trình nghệ thuật có thời lượng 30 phút do các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh, Trung tâm Văn hóa - Truyền thông thị xã phối hợp thực hiện.

Về lễ dâng cúng vật phẩm tại đền thờ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng, Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã lựa chọn sản vật đặc trưng dâng lên Quốc Tổ với lòng thành kính.

Năm nay, hội thi “Gói và nấu bánh chưng, bánh dày dâng Quốc Tổ” do Hội LHPN tỉnh chủ trì phối hợp với Hội LHPN thị xã tổ chức có sự tham gia của 13 đội đến từ các huyện, thành phố, thị xã và Công an tỉnh.

bqbht_br_dt-z6465284392495-f3bac47e502278be5cd61777f240d81b.jpg
Các bậc cao niên phường Đậu Liêu tổ chức lễ tế dân gian Đức Thủy Tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng theo nghi thức truyền thống.

Về phía thị xã Hồng Lĩnh, UBND thị xã đã giao từng cơ quan, đơn vị phụ trách, đảm nhiệm từng nội dung lễ giỗ. Đối với nghi lễ tế dân gian được giao UBND phường Đậu Liêu chủ trì phối hợp với Hội Người cao tuổi phường tổ chức thực hiện. Hiện tại, các cụ cao niên được lựa chọn đang tiến hành tập luyện để chuẩn bị cho lễ tế được diễn ra trang trọng, đúng nghi thức.

Nghi lễ rước linh vị Thủy tổ và Quốc Tổ Hùng Vương do UBND phường Đậu Liêu chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức và Ban Quản lý Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, hiện đã bố trí hơn 500 ĐVTN, hội viên hội phụ nữ, cựu chiến binh, nông dân, đoàn viên công đoàn tham gia đoàn rước kiệu, rước bài vị, cờ hội…

Địa phương cũng đã tăng cường công tác tuyên truyền qua hình thức trực quan, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lễ hội, cung cấp thông tin các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ để du khách liên hệ khi đến; chỉ đạo các đơn vị ra quân làm vệ sinh môi trường, trang trí cảnh quan…

Cùng với đó, UBND thị xã đang đốc thúc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình Dự án Tiểu công viên phường Đậu Liêu (dưới chân Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng) để phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện trong dịp lễ hội.

PV: Là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh, ông có thể cho biết thị xã Hồng Lĩnh đã phát huy các giá trị lễ hội truyền thống để hình thành các sản phẩm du lịch như thế nào?

Ông Trần Xuân Đức: Thị xã Hồng Lĩnh hiện có 24 di tích lịch sử được xếp hạng, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia. Hằng năm, địa phương đã duy trì việc tổ chức các lễ hội truyền thống như: lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương; lễ hội đền Cả; lễ báo ân Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ; lễ khai ấn chùa Hang; lễ hội đền Đông Xá; lễ tế Đức Thánh tổ nghề rèn; lễ hội đua thuyền truyền thống…

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, BTV Thị ủy đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/ThU ngày 31/12/2021 về tăng cường sự lãnh đạo phát triển du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn đến năm 2025; UBND thị xã có Quyết định 278/QĐ-UBND ngày 3/2/2023 về việc ban hành đề án tuyên truyền, quảng bá gắn với phát triển các tour, tuyến du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh.

bqbht_br_dt-dji-0149.jpg
Chùa Đại Hùng nằm trong Khu di tích lịch sử - văn hoá Đại Hùng.

Trên tinh thần đó, thời gian qua, địa phương đã tổ chức các hội thảo xúc tiến, quảng bá du lịch với sự tham gia của hơn 200 đoàn gồm doanh nghiệp, công ty lữ hành, các địa phương trong cả nước; tăng cường tuyên truyền, quảng bá các di tích trên các phương tiện truyền thông, nền tảng số; giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ… Đến quý 1/2025, thị xã Hồng Lĩnh đã thu hút khoảng 110.000 lượt du khách tham quan và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian trong các lễ hội.

Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, các di tích trên địa bàn cũng được cấp ủy, chính quyền, ban quản lý các di tích quan tâm đầu tư, trùng tu. Tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, cấp ủy, chính quyền và ban quản lý tích cực vận động, huy động nguồn lực xã hội hóa hoàn thiện các công trình, hạng mục theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện, ban quản lý đang tiếp tục hoàn thiện khu Kinh đô Ngàn Hống; hoàn thành tiểu công viên phường Đậu Liêu (kinh phí gần 20 tỷ đồng); xây dựng tượng Phật ở chùa Long Đàm; xúc tiến đầu tư khách sạn lưu trú, các dịch vụ, khu ẩm thực phục vụ du khách…

Việc giữ gìn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa và duy trì các lễ hội truyền thống đang là cách thị xã Hồng Lĩnh xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, để du khách trên mọi miền hiểu hơn về nét đẹp của mảnh đất và con người trên quê hương Ngàn Hống.

PV: Xin cảm ơn ông!

Chủ đề GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Đọc thêm

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

"Ký ức Điện Biên Phủ sống mãi trong tôi"

Đã 71 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày cùng đồng đội chiến đấu anh dũng trên chiến trường Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí người cựu binh Nguyễn Xuân Vinh ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Người miệt mài tìm “cái đẹp” của văn chương

Với nhiều tâm huyết, nhà nghiên cứu Hà Quảng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam duy nhất ở Hà Tĩnh đạt nhiều giải thưởng lớn cấp tỉnh và cấp Trung ương về lĩnh vực lý luận, phê bình văn học.
Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động Sài Gòn quê Hà Tĩnh là ai?

Đại tá Tư Chu - Chỉ huy trưởng lực lượng biệt động quân khu Sài Gòn - Gia Định là một người con của quê hương Hà Tĩnh. Ông là người kiến tạo các cách đánh “xuất quỷ nhập thần”, là cái tên đứng đằng sau nhiều chiến công huyền thoại của biệt động Sài Gòn.
Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Trung úy công an đam mê nghiên cứu khoa học

Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, Trung úy Phạm Minh Hiếu - Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Tĩnh đã biến rác hữu cơ thành tài nguyên, giải quyết bài toán khó về xử ý ô nhiễm môi trường