Phía sau cảnh báo lạnh của Trump nếu Nga tấn công Idlib

Lời cảnh báo của Tổng thống Trump với Nga-Syria-Iran trước cuộc tấn công vào cứ điểm Idlib dường như là thể hiện sự lo lắng của người Mỹ...

Tổng thống Trump cảnh báo Nga-Syria-Iran tránh gây ra thảm kịch tại Idlip

RT đưa tin, ngày 3/9 Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo cả Damascus lẫn Moscow cũng như Tehran không nên có quyết định và hành động “liều lĩnh” tấn công cứ điểm Idlib, tây bắc Syria.

Trên Twitter của mình, người đứng đầu Nhà Trắng đã cảnh báo nhà lãnh đạo Syria Bashar Assad không nên tấn công vào cứ điểm Idlib, một trong những nơi ẩn náu cuối cùng của lực lượng khủng bố tại Syria.

Theo vị tổng thống doanh nhân, cuộc tấn công vào Idlib sẽ rất ác liệt, gây nguy hiểm cho hàng trăm ngàn mạng sống của người dân Syria, nên khi tiêu diệt hoàn toàn các chiến binh khủng bố tại Idlib thì cũng đồng thời với việc thảm sát dân thường.

Cứ điểm Idlib - khu vực cuối cùng cho khủng bố núp bóng đối lập ôn hoà

Vị vậy, nhà lãnh đạo tối cao của nước Mỹ khuyên Nga và Iran không tham gia vào "thảm kịch tiềm năng" này, từ đó có thể vấp phải “sai lầm nhân đạo nghiêm trọng”, mà không có cơ hội sửa chữa, lúc đó có ăn năn hay hối hận cũng đã muộn.

Moscow chưa bình luận về tuyên bố mới nhất từ người đứng đầu Nhà Trắng, song theo giới phân tích, dường như thông điệp của ông Trump không phải là nhắc Nga về vấn đề nhân đạo mà thực ra là Washington muốn ngăn chặn Moscow hành động.

Bởi trong nhiều tuần qua, Moscow đã thiết lập hành lang nhân đạo ở Idlib. Và ngay trước khi ông Trump gửi thông điệp cảnh báo, Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov không chỉ lưu ý mà còn nêu cách thức làm sao tránh thương vong cho dân thường.

Người đứng đầu ngành Ngoại giao Nga cho biết Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang làm việc để tách biệt phe đối lập vũ trang và khủng bố trong khu vực Idlib, để bất kỳ hoạt động quân sự tiềm năng nào cũng không ảnh hưởng tới các hoạt động dân sự.

Mặt khác, theo Ngoại trưởng Nga, vấn đề nhân đạo đã có ngay trong hành động tấn công Idlib, bởi những kẻ khủng bố ở Syria vẫn đang được cung cấp vũ khí và đạn dược. Do vậy, chấm dứt việc này cũng là hành động nhân đạo.

Cảnh báo nhân đạo của Trump nên dành cho quân đội Mỹ và đồng minh

Có thể khẳng định rằng, việc những kẻ khủng bố tại Syria vẫn được cung cấp vũ khí và đạn dược là hành động của những người "muốn dùng chiến tranh nuôi dưỡng hoà bình" cho dân tộc Syria.

Từ khi cuộc nội chiến bùng nổ tại Syria, nhanh chóng trở thành đất sống và đất diễn cho khủng bố, rồi biến thành một cuộc chiến hỗn hợp khi có sự can thiệp từ bên ngoài, "phe Nga" được cho là luôn muốn nhanh chóng tái lập hoà bình cho Syria.

Điều đó thể hiện rõ nhất qua hành động tập trung tấn công khủng bố và cả những kẻ khủng bố núp dưới danh nghĩa đối lập ôn hoà - những kẻ muốn biến quốc gia Trung Đông này thành một lò lửa chiến tranh không bao giờ tắt.

Việc Mỹ can thiệp vào Syria ngay từ đầu đã không nhân đạo

Bên cạnh đó là việc Nga tôn trọng chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc của Syria, mà thể hiện qua xây dựng và vận dụng cơ chế đối thoại để người dân Syria thực hiện quyền tự quyết về tương lai đất nước, dân tộc mình.

Chính quyền Tổng thống Putin đã tạo điều kiện tốt nhất cho lực lượng đại diện chính nghĩa quốc gia của Syria thể hiện vai trò trong hoà giải - hoà hợp dân tộc và tạo cơ hội tốt nhất cho những lực lượng khác trở về với chính nghĩa quốc gia.

Có thể thấy vấn đề nhân đạo trong cuộc chiến Syria đã nằm ngay trong tính chất và mục đích chiến lược của Moscow khi can thiệp vào Syria. Đó là nhằm cứu cả dân tộc Syria khỏi thảm hoạ, chứ không chỉ là trong các chiến dịch tấn công.

Ngược lại, “phe Mỹ” khi can thiệp vào Syria với vị thế khách không mời đã là hành động không nhân đạo. Bởi hành động của Washington làm gia tăng mâu thuẫn trong cộng động người dân Syria và tạo ra mâu thuẫn với chính quyền Syria.

Những mâu thuẫn gia tăng hay phát sinh từ hành động của Washington đều không thể giải quyết bằng những biện pháp hoà bình, một phần vì người Mỹ không ủng hộ điều đó, một phần phần vì nó luôn làm gia tăng sự đối kháng.

Mặt khác, việc Mỹ can thiệp vào Syria dưới danh nghĩa tấn công khủng bố, nhưng lại tấn công với mục đích khác - có thể nhận diện là sử dụng những kẻ khát máu này như lá bài chính trị - nên tạo ra xung đột với các lực lượng chống khủng bố thực sự.

Thực tế cho thấy Mỹ và đồng minh tấn công khủng bố thì ít, mà gây xung đột, thậm chí tấn công các lực lượng chống khủng bố thì nhiều, trong đó đặc biệt là tấn công các cơ sở quân sự của Syria chỉ với kịch bản vũ khí hoá học và có tư tưởng thù địch.

Vậy thì thử hỏi tính nhân đạo ở đâu trong hành động của Mỹ tại Syria? Do đó lời nhắc nhở của Tổng thống Trump với Nga, Syria và Iran về tính nhân đạo trước khi tấn công Idlib, thực ra nên dành cho quân đội Mỹ và các đồng minh tại Syria.

Dường như kịch bản vũ khí hoá học đã khiến Mỹ bất an vì không hoàn hảo

Theo giới phân tích, lời cảnh báo về "sai lầm nhân đạo nghiêm trọng" của vị thổng thống doanh nhân thực ra chỉ là phương cách cuối cùng và duy nhất để hy vọng có thể ngăn chặn Moscow, Damascus, Tehran hành động tại Idlib.

Vì chỉ dựa vào vấn đề thảm hoạ nhân đạo thì Washington mới có thể can thiệp quân sự nhằm cứu lực lượng đối lập Syria, khi kịch bản vũ khí hoá học thì luôn không thể hoàn hảo, và Nga thì buộc khủng bố núp danh đối lập ôn hoà phải hiện nguyên hình.

Như vậy, có thể nhận diện lời cảnh báo của Tổng thống Trump với Nga-Syria-Iran trước cuộc tấn công vào cứ điểm Idlib dường như là thể hiện sự lo lắng của người Mỹ trước bối cảnh những mưu đồ bị đối phương lật tẩy trước công luận và dư luận.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói