Phòng chống bạo lực gia đình từ các mô hình câu lạc bộ

(Baohatinh.vn) - Mô hình câu lạc bộ về phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) ở Hà Tĩnh ngày càng được nhân rộng, kiện toàn, góp phần đưa Luật PCBLGĐ vào cuộc sống, nâng cao ý thức phòng ngừa hành vi xấu và đẩy lùi tình trạng bạo lực trong mỗi gia đình...

Phòng chống bạo lực gia đình từ các mô hình câu lạc bộ

Các mô hình CLB luôn là nhân tố quan trọng để xây dựng gia đình hạnh phúc, không bạo lực gia đình (Ảnh: Ra mắt CLB "Gia đình hạnh phúc" của Cơ quan Khối dân huyện Vũ Quang)

Trước đây, không một ai biết chuyện mà lại dám tin vào gia đình anh L.N.P và chị N.T.T ở thôn Trần Phú, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) sẽ hạnh phúc viên mãn như ngày hôm nay. Ngày đó, do túng bấn, nhận thức pháp luật hạn chế, các mâu thuẫn không được giải quyết thấu đáo nên gia đình luôn trong cảnh "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" và đỉnh điểm là việc anh P. đánh, cắt tóc vợ, khiến dư luận lên án, vợ chồng ly thân, hạnh phúc gia đình đứng trước nguy cơ đổ vỡ.

Nhưng nhờ được Câu lạc bộ PCBLGĐ thôn vào cuộc giúp đỡ, khuyên ngăn, hòa giải, răn đe nên rồi “gương vỡ lại lành”. Và sau khi thuận hòa, vợ chồng nồng ấm bền chặt, đã sinh thêm cháu thứ 2, cùng nhau chí thú làm ăn, xây dựng được nhà cửa khang trang, cuộc sống ngày càng khấm khá...

Phòng chống bạo lực gia đình từ các mô hình câu lạc bộ

Các thành viên trong Câu lạc bộ PCBLGĐ thôn Trần Phú, xã Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) tuyên truyền, vận động các gia đình trong thôn "nói không với bạo lực gia đình" (Ảnh: Thảo Yến).

Đó chỉ là 1 trong số rất nhiều vụ việc đã được các câu lạc bộ hoạt động có liên quan đến lĩnh vực PCBLGĐ ở các địa phương, đơn vị, trường học vào cuộc hòa giải thành công trong thời gian gần đây. Trong số này có thể kể đến mô hình CLB gia đình theo 4 tiêu chí "Ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" của LĐLĐ thị xã Hồng Lĩnh; các CLB phòng chống BLGĐ ở xã Kỳ Xuân (Kỳ Anh), xã Sơn Trường (Hương Sơn), xã Ân Phú (Vũ Quang); CLB hạnh phúc gia đình ở xã Sơn Thọ (Vũ Quang); CLB không sinh con thứ 3 ở các trường học của huyện Lộc Hà...

Ngoài chuyện giúp đỡ, hàn gắn hạnh phúc gia đình, các câu lạc bộ này còn tham gia tháo gỡ cả chuyện xung đột tình cảm cha con, anh em do những bất đồng trong cuộc sống. Khi xẩy ra mâu thuẫn, xung đột, các câu lạc bộ đã phát hiện kịp thời, nhanh chóng thực hiện công tác hòa giải, tư vấn, giải quyết, góp phần mang lại cuộc sống hạnh phúc, tiến bộ trong mỗi gia đình.

Phòng chống bạo lực gia đình từ các mô hình câu lạc bộ

Các thành viên CLB Gia đình theo 4 tiêu chí "ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc" ở Hồng Lĩnh trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động...

Hiện nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đang có trên 600 câu lạc bộ hoạt động về lĩnh vực PCBLGĐ do các cấp hội phụ nữ đứng ra thành lập và hàng trăm câu lạc bộ khác do tổ chức công đoàn, Sở VH-TT&DL, các tổ chức đoàn thể khác thành lập, điều hành.

Phòng chống bạo lực gia đình từ các mô hình câu lạc bộ

Ngoài tập huấn, cấp phát tài liệu, giao lưu học hỏi lẫn nhau thì việc sân khấu hóa qua các hội thi cũng đã giúp các thành viên trong những câu lạc bộ PCBLGĐ rèn luyện kỹ năng vận động, nâng cao kiến thức hòa giải, xử lý các vấn đề trong thực tiễn hiệu quả...

Bà Dương Thị Hằng - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh chia sẻ: “Trong quá trình hoạt động, các câu lạc bộ đã được chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể thường xuyên giúp đỡ phương tiện hoạt động, tài liệu tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết pháp luật để đảm bảo phòng chống BLGĐ ngay từ bản thân, gia đình mình và đến cộng đồng.

Các câu lạc bộ cũng đã làm tốt vai trò là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ hội viên về các vấn đề có liên quan, làm tốt công tác bình đẳng giới, có các biện pháp ngăn ngừa về BLGĐ; thường xuyên có các buổi nói chuyện về đạo đức, nề nếp gia phong, giáo dục pháp luật; bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho hội viên và là đầu mối để giải quyết các mâu thuẫn...”

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Đổi đời bằng... mạng sống

Đổi đời bằng... mạng sống

Chưa kịp “đổi đời” từ việc vận chuyển thuê ma túy, 2 bị cáo Yia Song và Keo Song (Quốc tịch Lào) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên mức án tử hình.