Phòng chống bão lụt: Không thể chủ quan!

(Baohatinh.vn) - Hai năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh không bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ nên người dân rất dễ có tâm lý chủ quan, lơ là. Bởi vậy, để giảm thiểu thiệt hại, công tác phòng chống bão lụt luôn phải trên tinh thần chủ động ứng phó.

phong chong bao lut khong the chu quan

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cùng lãnh đạo Văn phòng BCH PCTT-TKCN tỉnh kiểm tra công tác PCLB trên địa bàn TX. Kỳ Anh.

Mặc dù nắng nóng diễn ra rất gay gắt trên diện rộng nhưng công tác phòng chống bão lụt vẫn đang được Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương chủ động triển khai xây dựng các phương án một cách cụ thể, sát đúng tình hình để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Theo nhận định của Trung tâm Khí tượng thủy văn, nhiều khả năng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông sẽ xuất hiện vào những tháng cuối năm từ tháng 8 - tháng 11/2016. Đối với khu vực Hà Tĩnh, theo tính toán trong những năm có điều kiện khí quyển tương tự có khả năng khu vực sẽ ảnh hưởng trực tiếp 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới. Đặc biệt, Hà Tĩnh có khả năng ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão cấp 15, cấp 16 và nguy cơ nước dâng do bão có thể lên tới 5,7-6,2m khi gặp triều cường (cao nhất cả nước).

Những năm gần đây, trên địa bàn không xẩy ra bão lũ nên nhiều ngành, đơn vị, địa phương, đặc biệt là người dân có phần chủ quan, lơ là. Qua kiểm tra, đến thời điểm này, vẫn có nhiều địa phương cấp xã, thị trấn chưa xây dựng đầy đủ các phương án phòng chống bão lụt, hợp đồng ký kết lực lượng, phương tiện tại chỗ để ứng cứu khi có tình huống xấu. Trong khi đó, nhiều hồ đập trên địa bàn tỉnh đang bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng chưa được nâng cấp, sửa chữa kịp thời.

phong chong bao lut khong the chu quan

Luồng lạch bị bồi lắng sẽ gây khó khăn cho tàu thuyền vào neo đậu tránh trú trong mùa mưa bão.

Ông Trần Duy Chiến - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Qua kiểm tra, khảo sát tại Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn, Kỳ Anh, hiện có gần 120 hồ đập, công trình thủy lợi đang bị sạt lở nghiêm trọng, gây mất an toàn, nguy hiểm đến tính mạng của người dân vùng hạ du... Trước nguy cơ bão mạnh, siêu bão có thể xẩy ra thì phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu cá neo đậu là hết sức quan trọng. Trong khi đó, toàn tỉnh có 4 cửa lạch và 4 khu neo đậu tránh trú bão chính thì đang bị bồi lắng nghiêm trọng, gây khó khăn cho tàu ra vào hoạt động, đặc biệt là trong mùa mưa bão, gây nguy cơ tai nạn cho người và tàu cá. Khu vực bãi ngang là nơi tập trung tàu cá công suất dưới 20 CV/chiếc chưa có nơi neo đậu tránh trú bão, hầu hết các tàu cá đều được kéo lên bờ khi có bão xẩy ra.

“Theo thống kê, vài năm gần đây, năm nào cũng xẩy ra 6-8 vụ tai nạn tàu cá, trong đó, 3-5 vụ do thiên tai gây ra, làm thiệt hại về người và tài sản trị giá hàng trăm triệu đồng”, ông Nguyễn Trọng Nhất - Trưởng phòng Quản lý tàu cá - Chi cục Thủy sản cho hay.

Trước tình hình trên, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đã tiến hành kiểm tra, đốc thúc các tiểu ban, ngành, địa phương sớm triển khai các phương án để chủ động đối phó với thiên tai, bão lũ trong năm 2016. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Quân khu IV để lựa chọn các tình huống, nội dụng và cơ chế vận hành nhằm triển khai tốt công tác diễn tập ứng phó với siêu bão trên địa bàn.

Ông Ngô Đức Hợi - Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cho rằng: Công tác PCTT-TKCN ở Hà Tĩnh phải được tiến hành chủ động và thường xuyên. Vì vậy, cần phải huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực để triển khai có hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục thiệt hại nhanh nhất. Trước hết, tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản và đảm bảo an toàn cho các công trình thi công dang dở. Các địa phương cần thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo thiên tai đến cộng đồng ngư dân; phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh ngay tại cộng đồng là biện pháp hiệu quả và thiết thực nhất...

Chủ đề Hạn hán - Thiên tai

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.