Giới khoa học lo lắng "siêu sốt rét" có thể gây nguy hiểm toàn cầu

Các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo sự lan rộng nhanh chóng của “siêu sốt rét” tại Đông Nam Á trong thời gian gần đây có thể gây ra mối đe dọa toàn cầu.

gioi khoa hoc lo lang sieu sot ret co the gay nguy hiem toan cau

Sốt rét bắt nguồn từ ký sinh trùng do muỗi truyền sang người.

Đài BBC (Anh) cho biết các loại thuốc hiện hành đã không thể tiêu diệt được loại ký sinh trùng gây ra sốt rét này. Theo đó, ký sinh trùng “siêu sốt rét” đã xuất hiện tại Campuchia và lan tới Thái Lan, Lào.

Đội ngũ nhà khoa học tại Đơn vị nghiên cứu nhiệt đới Oxford ở Bangkok (Thái Lan) nhận định rằng có nguy hiểm thật sự từ việc sốt rét trở thành không thể điều trị.

Giáo sư Arjen Dondorp tại Cơ quan nghiên cứu nhiệt đới Oxford ở Bangkok nói: “Chúng tôi cho rằng đây là mối đe dọa nguy hiểm. Điều đáng quan tâm là chiều hướng này đang lan nhanh qua toàn khu vực và chúng tôi quan ngại chúng có thể lan tới cả châu Phi”.

Có khoảng 212 triệu người mắc sốt rét mỗi năm. Muỗi có chứa loài ký sinh trùng gây sốt rét là nguyên nhân chính gây bệnh. Lựa chọn hàng đầu cho điều trị sốt rét hiện nay là artemisinin kết hợp cùng piperaquine.

Nhưng artemisinin dần trở nên thiếu hiệu quả trong khi đó loài ký sinh trùng gây sốt rét đã phát triển khả năng kháng piperaquine. Giáo sư Dondorp cho biết việc điều trị sốt rét tại Campuchia đã vấp phải 60% thất bại.

Lo lắng đang gia tăng nếu ký sinh trùng gây sốt rét kháng thuốc này “di cư” đến châu Phi - nơi hiện chiếm 92% ca sốt rét trên toàn thế giới.

Giáo sư Dondorp khẳng định: “Đây là cuộc đua với thời gian, chúng ta phải loại bỏ chúng trước khi sốt rét biến thành căn bệnh không thuốc điều trị và gây ra nhiều cái chết. Tôi thấy khá lo lắng”.

Ông Michael Chew tại Quỹ nghiên cứu y tế Wellcome Trust cho biết: “Việc lan rộng của siêu ký sinh trùng gây sốt rét kháng thuốc là đáng báo động và liên quan tới y tế công cộng toàn cầu. Khoảng 70.000 người sẽ tử vong mỗi năm do nhiễm những virus, ký sinh trùng kháng thuốc, trong đó bao gồm cả sốt rét. Nếu không có động thái nào, đến năm 2050 con số này có thể tăng lên hàng triệu người”.

Theo Hà Linh/Báo Tin Tức

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?