Dùng máy bay địch đánh địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

(Baohatinh.vn) - Đúng 2 ngày rưỡi trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, vào lúc 15 giờ ngày 28/4/1975, phi đội máy bay A37 của phi công Nguyễn Thành Trung đã được lệnh xuất kích từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) vào ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, tiêu diệt và phá hủy 50 máy bay địch. Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Lê Văn Tri là người chỉ huy trận đánh này.

Đó là thời điểm cực kỳ quan trọng, đẩy kẻ địch vào cơn hoảng loạn, góp phần quan trọng đưa chiến dịch đi tới toàn thắng. Tôi may mắn từng được gặp gỡ chuyện trò với Trung tướng Lê Văn Tri - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tại phòng làm việc. 47 năm đã qua đi nhưng câu chuyện vẫn còn in đậm trong tâm trí.

Dùng máy bay địch đánh địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Tư lệnh Lê Văn Tri (người đang đứng) báo cáo với Tổng Bí thư Lê Duẩn kế hoạch đánh máy bay B-52, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Ảnh tư liệu.

Sau khi nghe trình bày ý định viết về trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28/4/1975 của không quân ta, ông vui vẻ gác mọi chuyện đại sự lại, kể ngay cho tôi nghe.

Đúng 8 giờ sáng 4/4/1975, tôi trực tiếp đến Bộ Quốc phòng gặp anh Văn (tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp) báo cáo về tình hình Đà Nẵng sau khi được giải phóng. Anh hỏi đi hỏi lại còn bao nhiêu chiếc máy bay có thể chiến đấu được? Tôi xác nhận: “Chỉ còn 7 chiếc, nhưng chúng tôi sẽ tích cực sửa chữa và cho dù còn một chiếc cũng xin phép cho đi đánh”. Anh Văn cười và yêu cầu tôi qua báo cáo với anh Ba (tức Tổng Bí thư Lê Duẩn).

Tôi báo cáo ý kiến cho không quân ta sử dụng máy bay địch thu được tham chiến. Anh Ba rất đồng tình: “Đúng quá, cậu vào báo cáo với anh Tô đi!”. Tôi bèn đến gặp anh Tô (tức Thủ tướng Phạm Văn Đồng) tại phòng làm việc trên gác. Anh vui vẻ bắt tay, mời tôi ngồi đối diện rồi chăm chú lắng nghe. Tôi cũng báo cáo ngắn gọn tình hình Đà Nẵng và đề đạt các ý kiến như trên. Anh Tô hài lòng nhận xét đề nghị đưa ra rất chính xác.

Ngày 26/4/1974, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu - anh Lê Văn Tri tiếp tục nhớ lại: "Chiều ngày 25/4/1975, tôi nhận được điện của Cục Tác chiến: “Đúng 8 giờ sáng ngày 26/4/1975, đồng chí Lê Văn Tri có mặt ở Bộ Tổng Tư lệnh nhận nhiệm vụ”.

Dùng máy bay địch đánh địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Bộ đội Sư đoàn 10 - Quân đoàn 3 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Đinh Quang Thành

Sau đó, ngày 26/4/1975, tôi lên gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng hỏi: "Ta thu được bao nhiêu máy bay A37 của địch có thể dùng được?”. Tôi báo cáo: “Thưa Đại tướng, tại Đà Nẵng có một chiếc, phi công đang học lái, còn sân bay Phù Cát - Bình Định có 5 chiếc còn nguyên vẹn, chưa cho bay thử”.

Đại tướng cho biết, có điện của Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tư lệnh chiến dịch từ miền Nam gửi ra đề nghị Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương sử dụng máy bay thu được của địch để tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, với yêu cầu phải đánh đúng vào chiều 28/4/1975 và chỉ vào ngày đó mà thôi. Bộ Chính trị đã đồng ý.

47 năm đã trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ rõ cảm xúc của anh Lê Văn Tri lúc ấy. Anh nói rằng, nhận nhiệm vụ đó, anh vừa mừng vừa lo, không biết liệu có tổ chức kịp hay không vì chỉ có 3 ngày để chuẩn bị cho trận đánh có một không hai này.

“Trở về Quân chủng, tôi trao đổi với Chính uỷ Hoàng Phương. Chính uỷ thống nhất để tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Bộ phận chỉ huy có các anh Trần Hanh, Nguyễn Hồng Nhị và tôi lên máy bay AN-24 vào sân bay Đà Nẵng lúc 10 giờ. Nơi đây chỉ còn duy nhất một chiếc A37 có thể bay được. Anh Nguyễn Thành Trung đang cùng các chiến sỹ lái của Trung đoàn Mig17 (923) do anh Phạm Ngọc Lan chỉ huy, tập luyện. Sau đó, chúng tôi vào sân bay Phù Cát chuẩn bị thêm 4 chiếc A37 nữa. Chúng tôi tổ chức phi đội chiến đấu lấy tên là “Phi đội Quyết thắng” gồm có phi công Nguyễn Thành Trung số 1 dẫn đầu, Từ Đễ số 2, Nguyễn Văn Lục số 3, Hán Văn Quảng số 4 - chỉ huy, Mai Xuân Vượng và Nguyễn On số 5 - bay cùng đội hình” - anh Lê Văn Tri bồi hồi kể.

Ngày 28/4/1975, phi đội bay vào sân bay Thành Sơn (Phan Rang). Một vấn đề phải thảo luận rất kỹ là đánh vào nơi nào để đạt được ý đồ của Bộ Tư lệnh chiến dịch, phải đánh trúng mục tiêu là khu để máy bay quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất, nhằm gây tiếng nổ liên tiếp, tạo ra những cột khói bốc cao, vừa để phối hợp chiến dịch, đồng thời là hiệu lệnh chuẩn bị tấn công vào sào huyệt của nguỵ quân, nguỵ quyền.

Sau khi trao đổi ý kiến với Nguyễn Thành Trung và các đồng chí trong đoàn bay, cuối cùng, đồng chí Lê Văn Tri quyết định đánh vào chỗ để máy bay trực chiến đấu. Đó là điểm tập trung máy bay địch đang mang đầy bom đạn và cũng dễ nhìn thấy.

Đến giờ xuất phát, mọi người tề tựu đủ mặt trong căn phòng rất trang nghiêm có bày chân dung Bác Hồ và lá cờ Tổ quốc. Đồng chí Lê Văn Tri mặc bộ đồ bay của không quân, trang trọng trao nhiệm vụ cho Phi đội Quyết thắng. Phi công Nguyễn Thành Trung thay mặt anh em đứng ra hứa quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Đúng 15 giờ ngày 28/4/1975, phi đội cất cánh. Theo kế hoạch chiến đấu, phải giữ bí mật bất ngờ, nên suốt cả đường bay không dùng thông tin liên lạc với nhau. Đội hình 3 chiếc trước, 2 chiếc sau, luồn lách, né tránh hoả lực phòng không của ta.

Dòng hồi tưởng đang chìm trong sự trầm tư, bỗng dưng sôi nổi khi anh Lê Văn Tri kể về phút chiến đấu: “Phi đội vừa tiến vào Sài Gòn, nhiều câu hỏi dồn dập từ sở chỉ huy không quân nguỵ: “Máy bay của phi đoàn nào?”. Phi công Từ Đễ trả lời: “Máy bay của Mỹ đây!”. Dứt lời, anh ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất. Các máy bay còn lại thay nhau trút bom vào số máy bay trực chiến của địch. Tiếng bom nổ vang dội cả Sài Gòn, khói bốc lên từng cuộn lớn. Thi hành xong nhiệm vụ, Phi đội Quyết thăng nối đuôi nhau bay vòng về Phan Rang. 17 giờ 15 phút, có tiếng của Nguyễn Thành Trung từ trên không báo về: “Tất cả phi đội đã về đủ, có một chiếc sắp hết dầu, buộc phải tắt bớt một động cơ để đủ nhiên liệu về đến sân bay Phan Rang. Tôi vội vàng đốc thúc anh em chuẩn bị sẵn sàng để cấp cứu đề phòng chiếc máy bay hết dầu, tắt máy giữa đường băng. May mắn thay, cuối cùng toàn phi đội đều hạ cánh an toàn. Mừng rơi nước mắt, chúng tôi xúc động ôm hôn thắm thiết các phi công và ngay lập tức, tôi thân ái gọi Nguyễn Thành Trung là: “Đồng chí”!. Thế là phi đội Quyết thắng đã hoàn thành một cách xuất sắc, ném bom trúng mục tiêu quy định, phá huỷ và làm cháy trên 50 chiếc máy bay nguỵ đang trực chiến ở sân bay Tân Sơn Nhất. Phía ta tuyệt đối an toàn cả người và phương tiện”.

Dùng máy bay địch đánh địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Bức ảnh về “Phi đội Quyết thắng” do NSNA Xuân Át chụp ngày 28/4/1975.

Ngày mồng 2/5/1975, lúc 14 giờ, đồng chí Lê Văn Tri bước vào trụ sở Ban Liên hiệp bốn bên gặp các anh Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Đinh Đức Thiện và Trần Văn Trà.

Anh Văn Tiến Dũng khen ngợi: “Phi đội Quyết Thắng đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, ném rất đúng mục tiêu, tiêu diệt và phá huỷ trên 50 máy bay, đẩy dịch vào cơn hoảng loạn. Một trận phối hợp tuyệt đẹp trong một chiến dịch hiệp đồng quân chủng, binh chủng đầy đủ nhất từ trước đến nay của Quân đội ta. Ta đã đánh đúng vào thời điểm cực kỳ quan trọng, tác động lớn đến diễn biến chiến dịch đi tới toàn thắng”.

Trung tướng Lê Văn Tri (1920 - 2006, quê ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là một chiến binh Quân đội nhân dân Việt Nam điển hình, đi từ người lính lên sĩ quan cấp tướng, từ sử dụng vũ khí thô sơ trở thành người chỉ huy một quân chủng hiện đại của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trung tướng Lê Văn Tri đã góp phần làm rạng rỡ trang sử vàng chói lọi của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.

Năm 2015, ông được truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Chủ đề CHIẾN THẮNG 30/4 VÀ QUỐC TẾ LAO ĐỘNG 1/5

Chủ đề QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.