8 tháng, Việt Nam thu hút gần 14,4 tỷ USD vốn FDI

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) vừa cho biết, tính đến ngày 20/8, cả nước có 1.619 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 9,795 tỷ USD, tăng 24,3% (so với cùng kỳ năm 2015).

Trong đó có 770 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,571 tỷ USD, bằng 83,7% (cùng kỳ năm 2015).

8 thang viet nam thu hut gan 14 4 ty usd von fdi

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 14,366 tỷ USD, tăng 7,7%.

Tính đến thời điểm này, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giải ngân được 9,8 tỷ USD, tăng 8,9%.

Trong 8 tháng qua, các DN FDI đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, với 678 dự án đăng ký mới và 551 lượt dự án điều chỉnh vốn; tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 10,53 tỷ USD, chiếm 73,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 8 tháng.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2, với 34 dự án cấp mới; tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 836,2 triệu USD, chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ 3, với 622,3 triệu USD, chiếm 4,3% tổng vốn đầu tư..

Trong 8 tháng qua đã có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,8 tỷ USD, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,679 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,46 tỷ USD, chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn, DN FDI đã đầu tư vào 53 tỉnh/thành phố. Trong đó: Hải Phòng là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất, với 30 dự án cấp mới và 21 lượt dự án điều chỉnh vốn; tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,02 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư.

Hà Nội đứng thứ 2, với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,782 tỷ USD, chiếm 12,4%. Tiếp theo là Đồng Nai, Bình Dương với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 1,59 tỷ USD và 1,38 tỷ USD.

Một số dự án lớn được cấp phép:

Dự án LG Display Hải Phòng, có tổng vốn đăng ký 1,5 tỷ USD, do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất và gia công sản phẩm màn hình OLED nhựa cho các thiết bị di động như điện thoại di động, đồng hồ thông minh, máy tính bảng...

Dự án Thành phố Amata Long Thành, tổng vốn đầu tư đăng ký 309,3 triệu USD, do nhà đầu tư Thái Lan đầu tư với mục tiêu đầu tư xây dựng khu đô thị dịch vụ theo quy hoạch tại Đồng Nai...

Theo Thời báo Tài chính

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Không khí khẩn trương trên các công trường lớn ở Hà Tĩnh

Với quyết tâm “tăng tốc về đích”, các dự án hạ tầng tại Hà Tĩnh đang được triển khai rốt ráo. Cùng với sự chủ động của nhà thầu và điều kiện thời tiết thuận lợi, tiến độ thi công đang được đảm bảo, góp phần thay đổi diện mạo địa phương.
Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.