Vì sao kế toán trưởng Tập đoàn dầu khí Việt Nam bị bắt?

Kế toán trưởng Lê Đình Mậu bị cho là đã soạn thảo, ký nháy trên công văn lãnh đạo tập đoàn dầu khí yêu cầu BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng sai quy định hơn 800 tỷ.

Ngày 27/9, nguồn tin từ cơ quan tố tụng đã chia sẻ với Zing.vn về việc ông Lê Đình Mậu (45 tuổi, Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban kế toán và kiểm toán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo điều tra ban đầu, ông Mậu bị tình nghi liên quan đến việc Tập đoàn Dầu khí tạm ứng tiền sai quy định cho con công ty con là Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam, khi đơn vị này chưa ký hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

vi sao ke toan truong tap doan dau khi viet nam bi bat

Ông Lê Đình Mậu (bìa trái) và 3 bị can trong vụ án. Ảnh: Bộ Công an.

Ngoài kế toán trưởng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, còn có 3 người khác bị khởi tố về cùng tội danh, gồm: Nguyễn Ngọc Quý (64 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam), Vũ Hồng Chương (64 tuổi, nguyên Trưởng Ban quản lý (BQL) dự án điện lực dầu khí Thái Bình 2) và Trần Văn Nguyên (38 tuổi, Kế toán trưởng Ban quản lý dự án).

Cụ thể, PVN đã làm thủ tục chuyển hơn 8,2 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 để tạm ứng cho Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền lãi phát sinh (từ thời điểm tạm ứng đến lúc hợp đồng có hiệu lực) là 51,7 tỷ đồng và hơn 66.000 USD.

Cơ quan tố tụng cho rằng trách nhiệm này thuộc về Hội đồng quản trị, lãnh đạo tập đoàn dầu khí, BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và 4 bị can bị khởi tố 25/9.

Theo cơ quan điều tra, Mậu là người đã soạn thảo, ký nháy trên công văn để nguyên Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tạm ứng cho Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam hơn 800 tỷ đồng.

Vũ Hồng Chương đã ký duyệt tạm ứng trái quy định cho Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng theo chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn.

Ngày 15/6/2011, Chương đã có văn bản báo cáo ông Phùng Đình Thực, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, về hợp đồng tạm ứng không hợp lệ. Nhưng do ông Nguyễn Xuân Sơn yêu cầu nên Chương vẫn làm tờ trình xin cấp vốn tạm ứng cho BQL dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 tổng số tiền là 148 tỷ đồng và 9,55 triệu USD.

Trần Văn Nguyên được xác định đã ký các ủy nhiệm chi tạm ứng cho Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng theo chỉ đạo của lãnh đạo tập đoàn dầu khí.

Còn Nguyễn Ngọc Quý, ngày 5/4/2011, bị can này đã ký quyết định về việc chuyển tiền góp vốn vào PVC - Mekong; quyết định góp vốn mua 5 triệu cổ phần tại PVC - Land (tương đương 50 tỷ đồng).

Ngày 28/7/2011, Quý còn ký quyết định hỗ trợ cho Công ty cổ phần địa ốc dầu khí (PVL) vay 30 tỷ đồng. Ngoài ra, bị can này đã đồng ý tại các phiếu lấy ý kiến về việc Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam đầu tư cho 5 công ty con vay hơn 260 tỷ đồng.

Cơ quan chức năng xác định hành vi của Lê Đình Mậu và 3 người vừa bị khởi tố liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm gây thất thoát gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam.

Ngày 15/9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra về khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Cùng ngày, cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 4 bị can gồm Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc và nguyên Kế toán trưởng PVC.

Một ngày sau, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Sau gần một năm trốn truy nã, chiều 31/7, Bộ Công an cho biết Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú.

Quá trình điều tra vụ án này, Bộ Công an đã khởi tố thêm 7 người khác về các tội Tham ô và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Zing

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh bất cập trong thủ tục liên quan phiếu lý lịch tư pháp

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi quy trình nghiệp vụ để không yêu cầu người dân phải xuất trình phiếu lý lịch tư pháp bản giấy khi thực hiện các thủ tục hành chính có yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 9/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Hội nghị là dịp để các tổ chức hành nghề công chứng Hà Tĩnh được tiếp cận đầy đủ, kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Công chứng 2024 và một số nội dung về chứng thực.
Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Từ mộng tưởng làm giàu nhanh chóng bằng cách buôn lậu hơn 4 kg vàng, Nguyễn Mạnh Thắng và đồng bọn đã phải đối diện với bản án nghiêm minh từ phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.