Dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050

Tính đến ngày 1/11, thế giới có 7,1 tỷ dân và dự kiến vào giữa thế kỷ, con số này sẽ là 10 tỷ và tới năm 2100 sẽ có khoảng 12 tỷ dân.

Dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050

Cảnh đông đúc tại một nhà ga ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhật báo kinh tế Les Echos ngày 13/11 dẫn số liệu trên trang chủ của Viện Nghiên cứu Dân số Pháp (Ined) cho biết, mỗi giây có 2,7 công dân mới, mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 89 triệu người (150 triệu sinh ra và 61 triệu người qua đời).

Trong một bài viết cùng ký tên đăng trên báo Le Monde, khoảng 20 nhà khoa học và chủ doanh nghiệp cùng rung hồi chuông báo động và kêu gọi “kìm hãm đà tăng dân số”. Theo họ, đây là nguyên nhân làm đảo lộn môi trường và khí hậu, kéo hành tinh đến thảm họa thực sự. Bài viết khuyến cáo cần tài trợ cho các chương trình kế hoạch hoá gia đình và tránh thai, đặc biệt ở châu Phi.

Câu hỏi đang được đặt ra là liệu Trái Đất có khả năng chứa bao nhiêu người. Ngay từ năm 1679, nhà nghiên cứu tiên phong người Hà Lan về sinh học tế bào, Antoni van Leeuwenhoek, cho rằng không quá 13,4 tỷ người. Từ đó, nhiều nghiên cứu khác đưa ra số liệu mới, từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ.

Năm 2017, trong một diễn đàn chung trên tạp chí BioScience, 15.000 nhà khoa học từ 184 nước khẳng định khả năng tiếp nhận của Trái Đất đã đạt đến giới hạn, nhưng không đưa ra con số cụ thể, đồng thời kêu gọi xác định lâu dài tổng dân số mà Trái Đất có thể "cưu mang". Một cá nhân tiêu thụ càng nhiều nguồn tài nguyên thì họ để lại càng ít cho những người khác và với mức tiêu thụ hiện nay, nhân loại cần đến 1,5 Trái Đất để được hưởng các dịch vụ của thiên nhiên. Hàng năm, tổ chức Global Footprint Network công bố “ngày vượt giới hạn” - ngày nhân loại đã tiêu thụ hết tài nguyên Trái Đất có thể tái tạo trong một năm. Trong thập niên 1970, mốc này được đánh giá là ngày 29/12, nhưng trong năm 2018 này, nhân loại đã bắt đầu ăn lạm vào nguồn tài nguyên từ ngày 1/8.

Một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ Mỹ Union of Concerned Scientists công bố tháng 10/2017 chỉ đích danh 90 công ty chính chuyên sản xuất dầu lửa, khí đốt, than và xi măng gây ra 57% lượng khí CO2 trong khí quyển, một nửa của mức tăng nhiệt độ trên thế giới và khoảng 30% mức tăng của mực nước biển so với năm 1880.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.