Những lưu ý sống còn khi ngủ trong ô tô cho tài xế Việt

Mới đây tại Đà Lạt xảy ra sự việc hai người bị ngạt khi ngủ trong ôtô, trong đó một người không qua khỏi. Người chết khi ngủ trong ôtô xảy ra nhiều hơn trong vài năm trở lại đây. Tài xế thường không trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết.

1. Vì sao ngủ trong ô tô lại mất mạng

Theo các chuyên gia y tế, tử vong khi ngủ trong ôtô có hai trường hợp là bật hoặc tắt điều hòa, nhưng đều đóng kín cửa. Nếu không bật điều hòa, cửa lại khóa, tài xế ngủ lâu, trong xe không còn dưỡng khí. Ở trường hợp ngược lại là có bật điều hòa. Hầu hết những xe hiện nay tài xế đều chọn chế độ gió trong. Sau một thời gian khi cảm biến phát hiện thiếu dưỡng khí, điều hòa tự lấy gió ngoài để tăng khí tươi.

nhung luu y song con khi ngu trong o to cho tai xe viet

Tuy nhiên, không khí ngay ngoài xe lại bị bao phủ bởi khí từ ống xả, chứa nhiều CO. Khi con người hít vào, CO kết hợp với Hemoglobin trong hồng cầu làm biến đổi cấu trúc Hemoglobin, khiến hồng cầu không thể vận chuyển oxi tới các tế bào cơ thể. Do đó, tế bào thiếu hụt oxi, rơi vào trạng thái hôn mê, bất tỉnh thậm chí tử vong. Nếu sống thì di chứng về não là rất lớn bởi não không có oxi trong thời gian dài.

2. Ngủ như thế nào để an toàn

Nếu vào mùa đông ở Việt Nam, không lạnh đến âm độ như các nước ôn và hàn đới, tốt nhất khi muốn ngủ, tài xế nên tắt máy, tắt điều hòa và mở hé cửa kính. Đặt đồng hồ khoảng 15 phút thức dậy một lần, ra ngoài hít thở không khí. Cách làm này vừa khiến tài xế không bị thiếu dưỡng khí, đồng thời vẫn giữ nhiệt độ trong xe ở mức vừa phải.

Ngược lại, trong mùa hè, nhiệt độ cao làm xe nóng lên rất nhanh nếu không bật điều hòa. Bởi vậy khi ngủ hầu như mọi tài xế đều chọn bật điều hòa. Lúc này hãy đỗ xe ở nơi thông thoáng, nếu có gió nhẹ thì càng tốt để không khí từ ống xả thải ra được lưu thông đi nơi khác. Cũng mở hé chút cửa kính để lấy khí tươi và đặt đồng hồ 15 phút thức dậy.

Cách chống buồn ngủ cho tài xế Việt

Dù ngủ bằng cách nào, tài xế ghi nhớ hai nguyên tắc là hé cửa kính và chỉ ngủ khoảng 15 phút rồi thức dậy một lần. Bên cạnh đó, các cánh cửa luôn phải chốt để tránh kẻ gian đột nhập.

Ngủ trên xe chỉ là biện pháp cuối cùng, tài xế nên chủ động lên lộ trình phù hợp, tránh di chuyển nhiều vào ban đêm nếu không bắt buộc, chuẩn bị sức khỏe để luôn tỉnh táo.

Theo VNE

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast