“Cho chữ” ngày xuân

(Baohatinh.vn) - Trong những ngày cuối cùng của năm cũ, trên nhiều con phố, tại nhiều sự kiện văn hóa lớn, nhỏ ở Hà Tĩnh lại xuất hiện hình bóng của “những người muôn năm cũ”. Họ là những “ông đồ” có niềm đam mê với thư pháp Việt - những con người gợi nhắc về không gian xưa...

“Cho chữ” ngày xuân

“Ông đồ” Bùi Đức Lộc.

Chúng tôi gặp “ông đồ” Bùi Đức Lộc (SN 1982) khi anh tham gia sự kiện lễ hội tết xưa tại Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng (Can Lộc). Giản dị với chiếc áo dài mặc cùng quần tây nhưng phong thái của anh Lộc khi mài nghiên mực, vung tay thảo từng nét chữ cũng cho thấy dáng dấp của một người “cho chữ” thực thụ.

Là giáo viên dạy bộ môn giáo dục thể chất của Trường THCS Yên Thanh (Can Lộc) nhưng anh Lộc lại có năng khiếu hội họa, điêu khắc và một niềm đam mê đặc biệt với nghệ thuật viết thư pháp từ khi còn nhỏ.

Anh Lộc cho biết: “Lúc còn bé, mỗi khi xem các cụ cao niên mài mực, viết chữ ngày tết, tôi rất thích. Tôi bắt đầu mày mò tự học thư pháp năm 14 tuổi. Tôi học qua sách vở, qua mạng internet, tìm đến những người có thâm niên viết thư pháp để “tầm sư học đạo”.

“Cho chữ” ngày xuân

Gian hàng thư pháp của “ông đồ” Bùi Đức Lộc thu hút các vị khách xin chữ ở nhiều lứa tuổi.

Kiên trì với niềm đam mê, sau nhiều năm nỗ lực, từ nét chữ giản đơn, thô sơ buổi ban đầu, anh Lộc đã trở thành một trong số ít những “ông đồ” có tiếng ở Hà Tĩnh hiện nay. Hơn 6 năm nay, bên cạnh công việc chính là dạy học, anh Lộc theo nghề viết thư pháp một cách bài bản, chuyên nghiệp.

Anh Lộc thường xuyên nhận lời tham gia các sự kiện văn hóa truyền thống nhưng tết Nguyên đán mới thật sự là dịp để anh thỏa niềm đam mê với nghệ thuật thư pháp.

Mài nghiên mực, chọn bút, vuốt giấy phẳng phiu, “ông đồ” Đức Lộc vén nhẹ tay áo, cẩn thận đưa từng nét bút thanh, đậm để từng con chữ lấp lánh ánh mực dần hiện ra trên khuôn giấy.

“Cho chữ” ngày xuân

Những con chữ lấp lánh ánh mực dần hiện lên dưới đôi tay khéo léo.

Nghề viết chữ trông thì đơn giản nhưng thực ra lại rất công phu. Với mỗi “ông đồ”, việc đầu tiên là phải chuẩn bị cho mình một bộ đồ nghề thật tươm tất, đầy đủ. Bộ đồ nghề bao gồm rất nhiều thứ như: bút lông, nghiên mực, hộp chứa mực, giấy dó, nẹp tre để treo chữ, dấu triện..., trong đó, bút lông là vật dụng quan trọng nhất.

Theo “ông đồ” Đức Lộc, chọn bút lông không đơn giản bởi chất lượng của bút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nét chữ được viết ra. Những người có thâm niên trong nghề thường chọn bút được làm từ lông thỏ. Đây là loại bút có độ đàn hồi tốt, cho nét chữ mềm mại, sắc nét hơn so với các loại bút khác.

“Cho chữ” ngày xuân

“Ông đồ” Bùi Đức Lộc nhập tâm trong từng nét chữ.

Để có một tác phẩm thư pháp đẹp, ý nghĩa, phù hợp với thị hiếu của đông đảo khách hàng hiện nay, ngoài kỹ thuật “viên nét” (tạo độ tròn cho nét chữ), biết cách nhấn thả để tạo nét thanh, nét đậm, “ông đồ” còn phải biết sắp xếp bố cục chữ sao cho cân đối trên nền giấy. Ngoài ra, người cho chữ cũng phải thuộc nhiều câu đối, thơ, tục ngữ, thành ngữ để minh họa cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

“Cho chữ” ngày xuân

Mỗi con chữ chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn.

“Có khách đến yêu cầu viết chữ theo sở thích nhưng cũng có nhiều khách “xin chữ” đúng nghĩa. Ấy là lúc người “cho chữ” phải nhìn tướng mạo, tính cách của khách mà quyết định cho chữ gì. Nhưng với khách hàng nào thì những con chữ được viết ra cũng đều xuất phát từ cái tâm của người cho, đều chứa đựng những ý nghĩa nhân văn và gửi gắm nhiều phước lành đến người nhận” - anh Lộc trải lòng.

“Cho chữ” ngày xuân

“Ông đồ” Sử Thanh Vân.

Được biết đến là một trong những người có thâm niên viết thư pháp lâu nhất ở Hà Tĩnh, “ông đồ” Sử Thanh Vân (SN 1987) đã có thâm niên 17 năm theo nghiệp mài nghiên, cầm bút.

Anh Vân hiện là giáo viên mỹ thuật của Trường Tiểu học Hà Tông Mục (xã Tùng Lộc, Can Lộc). Dù công việc giảng dạy bận rộn nhưng tranh thủ thời gian rảnh rỗi, ngày nghỉ, anh lại cùng những người bạn có chung niềm đam mê thư pháp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

“Cho chữ” ngày xuân

Sự hài lòng của khách khi nhận các tác phẩm thư pháp là niềm vui lớn đối với những người cho chữ như “ông đồ” Thanh Vân.

Anh Vân cho biết: “Vào ngày thường, sân chơi cho người viết thư pháp không nhiều nhưng tôi và anh Lộc may mắn được góp mặt trong hầu hết các sự kiện văn hóa, lễ hội truyền thống của các địa phương.

Khi có thời gian và điều kiện, chúng tôi cũng tham gia sự kiện tại các tỉnh như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình... Đó là cơ hội để chúng tôi thỏa niềm đam mê, học hỏi lẫn nhau và truyền bá nét đẹp văn hóa chơi chữ đến người dân”.

“Cho chữ” ngày xuân

Hai “ông đồ” thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong từng nét chữ.

Những ngày cuối năm này, hai “ông đồ” đã gần như kín lịch, kiếm thêm được ít nhiều chi phí mua giấy mực, trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, điều đó không làm họ vui bằng việc người dân, xã hội đã dần quan tâm nhiều hơn đến những giá trị văn hóa truyền thống.

Anh Sử Thanh Vân chia sẻ: “Dịp tết này, rất nhiều trường học, đơn vị tổ chức chương trình tết gắn với việc tái hiện không gian văn hóa truyền thống, trong đó, không thể thiếu gian hàng thư pháp. Không chỉ người lớn tuổi mà nhiều em nhỏ cũng háo hức xin chữ, đó là điều khiến chúng tôi rất mừng vì nó sẽ góp phần duy trì phong tục tốt đẹp này”.

“Cho chữ” ngày xuân

Nét văn hóa truyền thống ngày xuân.

Theo quy luật của thời gian, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai một dần, nghệ thuật thư pháp cũng không nằm ngoài sự biến thiên đó. Để “phục dựng” ý nghĩa nguyên bản của nét văn hóa xin chữ ngày tết là điều rất khó, nhưng những “ông đồ” với niềm đam mê, mong muốn gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc vẫn là hình ảnh đẹp, như một “nốt trầm” ngày xuân giữa cuộc sống hiện đại xô bồ.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...
Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Khai trương mùa du lịch biển Thạch Hải

Đây là sự kiện khởi động cho mùa du lịch biển sôi động năm 2025, góp phần quảng bá vẻ đẹp nguyên sơ, hấp dẫn của vùng biển Thạch Hải (TP Hà Tĩnh) đến với du khách gần xa.
Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Podcast truyện ngắn: Trái tim hòa bình

Bước đi trong lòng địa đạo, cô thấy tim mình rung lên trong lồng ngực. Còn người cựu chiến binh già, có biết bao hồi ức đẹp ùa về, hồi ức về một thời binh lửa...
Podcast tản văn" Về đâu tháng Tư

Podcast tản văn: Về đâu tháng Tư?

Rồi mùa hạ sẽ bước những bước chân dập dồn mạnh mẽ, cái nắng non nớt run rẩy tháng Tư sẽ thay bằng những trận nắng trập trùng tháng Năm, tháng Sáu...
Những bài ca bất tử…

Những bài ca bất tử…

Chiến tranh đã lùi xa, mảnh đất bom cày đạn xới năm xưa nay đã trở thành những địa chỉ đỏ. Bài ca bất tử về những người đã sống, chiến đấu trên quê hương Hà Tĩnh vẫn còn vang vọng mãi...
Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Việt Nam ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ du lịch toàn cầu

Nền tảng dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Trip.com vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Trip.Best toàn cầu năm 2025, vinh danh những điểm lưu trú, nhà hàng và điểm tham quan được yêu thích nhất trên thế giới. Trong đó, Việt Nam gây ấn tượng mạnh với 38 đại diện đến từ 11 tỉnh, thành phố trải dài khắp ba miền, góp mặt ở cả ba hạng mục chính.