Kịp thời bổ cứu sản xuất, kiên quyết không bỏ hoang diện tích

(Baohatinh.vn) - Sáng 15/2, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến bổ cứu sản xuất vụ xuân 2016. Cùng dự có Ủy viên BTV Tỉnh ủy Dương Tất Thắng - Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Quan điểm của tỉnh là không bỏ hoang diện tích, bằng mọi cách phải bổ cứu sản xuất kịp thời, đảm bảo đến 20/2, tất cả diện tích gieo cấy lúa phải hoàn thành.

Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Quan điểm của tỉnh là không bỏ hoang diện tích, bằng mọi cách phải bổ cứu sản xuất kịp thời, đảm bảo đến 20/2, tất cả diện tích gieo cấy lúa phải hoàn thành.

Đến ngày 14/2, toàn tỉnh đã gieo cấy 52.292 ha lúa xuân, đạt 93% tổng diện tích, trong đó: 11.476 ha cấy và 40.816 ha gieo thẳng. Do đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 23 - 27/1 khi nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa nên đã gây ra hậu quả trên đồng ruộng khá lớn. Thống kê sơ bộ, diện tích gieo cấy bị chết rét trên 50% là 6.379 ha, bị chết từ 30% - 50% là 5.756 ha, mạ xuân muộn bị chết rét 242 ha. Những diện tích bị ảnh hưởng lớn chủ yếu là lúa gieo.

Bên cạnh đó, ở những vùng có địa hình trũng lại tiến hành tiêu úng chậm khiến cho tỷ lệ chết rét và chết ngập úng cao. Một số địa phương bị ảnh hưởng lớn như: Hà Linh, Phúc Đồng, Hòa Hải, Phương Mỹ (Hương Khê), Tượng Sơn, Thạch Thắng (Thạch Hà), Xuân Lộc, Tiến Lộc (Can Lộc… Đến nay, các địa phương đã gieo 6.802 ha và bắc 187 ha mạ bổ sung. Các công ty cung ứng đã chuẩn bị 91,5 tấn giống để khắc phục sản xuất.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - PGĐ Sở NN&PTNT: Các địa phương cần soát lại diện tích bị chết, tỷ lệ chết rét để cân đối lượng giống bổ sung; phải sử dụng giống dưới 100 ngày như: P6 ĐB, SV 181, OM 4218.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - PGĐ Sở NN&PTNT: Các địa phương cần soát lại diện tích bị chết, tỷ lệ chết rét để cân đối lượng giống bổ sung; phải sử dụng giống dưới 100 ngày như: P6 ĐB, SV 181, OM 4218.

Cây trồng cạn đang trong thời vụ gieo trồng với diện tích đạt 31% với cây lạc, 50,2% ngô, 40,04% rau các loại và 12,6% khoai lang. Hiện nay, trên các loại cây trồng đã xuất hiện một số đối tượng dịch hại. Trong đó, bệnh đạo ôn đã phát sinh trên lúa xuân (nhóm giống X, P6) tại Nghi Xuân, Lộc Hà, Đức Thọ; sâu đục thân trên ngô; bệnh loét, sẹo trên cây ăn quả…

Trước diễn biến thời tiết phức tạp, Sở NN&PTNT đưa ra các giải pháp khắc phục: đối với lúa gieo cấy bị chết trên 50% thì tiến hành gieo cấy lại bằng giống có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày; đối với diện tích chết dưới 50% thì tiếp tục theo dõi, dặm tỉa; chuyển đổi sang một số loại cây trồng cạn như: ngô, lạc, khoai, rau...

Ông Trần Đức Bá - GĐ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh: Trong ngày mai 16/2, địa bàn Hà Tĩnh sẽ xảy ra rét đậm và đến ngày 19/2 sẽ tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới. Tuy không còn rét hại nhưng nhiệt độ về đêm và các vùng núi vẫn xuống thấp. Đợt không khí lạnh không kèm theo mưa lớn nên sẽ là điều kiện thuận lợi để bà con đẩy nhanh tiến độ lạc xuân

Ông Trần Đức Bá - GĐ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh: Trong ngày mai 16/2, địa bàn Hà Tĩnh sẽ xảy ra rét đậm và đến ngày 19/2 sẽ tiếp tục đón đợt không khí lạnh mới. Tuy không còn rét hại nhưng nhiệt độ về đêm và các vùng núi vẫn xuống thấp. Đợt không khí lạnh không kèm theo mưa lớn nên sẽ là điều kiện thuận lợi để bà con đẩy nhanh tiến độ lạc xuân

Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn nhận định: việc sản xuất lúa xuân 2016 đang gặp nhiều khó khăn, nguyên do từ đợt rét lịch sử không có trong kịch bản thời tiết ban đầu nhưng việc ứng phó với diễn biến bất lợi của các địa phương và cơ quan chuyên môn còn thiếu chủ động; khắc phục tình hình chậm, còn chủ quan.

Quan điểm của tỉnh là không bỏ hoang diện tích, bằng mọi cách phải bổ cứu sản xuất kịp thời, đảm bảo đến 20/2, tất cả diện tích gieo cấy lúa phải hoàn thành. Theo đó, các địa phương phải rà soát lại diện tích bị chết rét để thực hiện các giải pháp của ngành chuyên môn đưa ra. Đặc biệt, phải dùng giống bổ sung dưới 100 ngày cho diện tích gieo cấy lại; ưu tiên bắc mạ cấy.

Sở NN&PTNT phải chịu trách nhiệm liên hệ với các đầu mối cung ứng nguồn giống đúng cơ cấu, có chất lượng và giá cả hợp lý cho bà con nông dân. Các công ty thủy nông tập trung đổ nước phục vụ bà con cày đất, làm lại số diện tích bị hư hỏng.

Ngoài ra, cần tập trung cho thời vụ lạc xuân và theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast