Nam cầu Cày – cầu Thạch Đồng: Đường trăm tỷ, nghĩ mà buồn!

(Baohatinh.vn) - Đường Nam cầu Cày đi Thạch Đồng có chiều dài 6,3 km, tổng mức đầu tư 139,3 tỷ đồng, là một trong 4 dự án nằm trong mục tiêu đưa TP Hà Tĩnh lên đô thị loại 2. Đường có đầy đủ hệ thống đèn chiếu, phân làn đường, cây xanh trồng hai bên… Tuy nhiên, đến thời điểm này, những gì thuộc về con đường này đang phản ánh điều ngược lại.

Nam cầu Cày – cầu Thạch Đồng: Đường trăm tỷ, nghĩ mà buồn! ảnh 1

Ổ trâu, ổ gà chi chít mặt đường

Mặt đường nứt nẻ, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ trâu là tình trạng dễ nhận thấy nhất khi lưu thông trên tuyến đường. Theo người dân sống hai bên đường, thực trạng này xảy ra từ những năm 2012 và chủ đầu tư đã chỉ đạo đơn vị thi công sửa, vá. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhiều nơi như đoạn giáp cầu Thạch Đồng, mặt đường đã bị bong tróc, các lớp vá bị trật khớp, nhiều chỗ đá dăm trồi lên bề mặt. Nhiều người dân rất bức xúc khi tham gia giao thông trên tuyến đường này, nhất là vào thời điểm có nhiều xe chở vật liệu xây dựng lưu thông.

“Đã từ lâu, chúng tôi không thấy ai quét tước, dọn dẹp trên con đường này” – ông Nguyễn Văn Khai ở xã Thạch Hạ cho biết. Có lẽ vì thế mà dọc con đường là tình trạng cỏ và cây dại mọc um tùm, lan ra cả lòng đường, che phủ hoàn toàn gờ dải phân cách bằng bê tông. Đây trở thành nơi lý tưởng để người dân tự do chăn thả trâu, bò. Bởi thế, tình trạng bò đứng giữa lòng đường gặm cỏ hai bên đường và dải phân cách là chuyện thường xuyên diễn ra.

Cùng với tình trạng “xâm thực” của cỏ, đất cát cũng dồn tụ sang hai mạn đường, gây tắc dòng chảy thoát nước, khiến đường về mùa mưa dễ bị ngập, đọng cục bộ. Người dân đã khơi dòng tới các lối thoát theo thiết kế nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.

Nam cầu Cày – cầu Thạch Đồng: Đường trăm tỷ, nghĩ mà buồn! ảnh 2

Dấu vết còn lại của hàng cây được trồng hàng km

Với kết cấu của một con đường đẹp và hướng tới đô thị xanh – sạch – đẹp, khi mới đưa vào sử dụng, hai bên đường, cây xanh được trồng với khoảng cách khá đều đặn, số lượng lên đến hàng nghìn. Tuy nhiên, đến nay, đập vào mắt người đi đường là hình ảnh cây trơ lại gốc hoặc mất hẳn bóng dáng, nhiều đoạn kéo dài hàng km chỉ còn lại các bờ bao xỉn màu. Số lượng cây còn lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còi cọc, nghiêng ngả. Người dân sống gần hai bên đường cũng thừa nhận tình trạng trên là do chăn thả trâu bò, thậm chí, có người buộc dây thừng vào gốc cây, có người bẻ cây để làm roi.

Cũng xuất phát từ ý thức của người dân, vào mùa thu hoạch lúa, lòng đường và vỉa hè trở thành các bãi tập kết lúa, rơm và sân phơi thóc nên số lượng cây bị gãy, chết là khó tránh khỏi. Theo quy định, các địa phương có tuyến đường đi qua có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung do Nhà nước đầu tư, tuy nhiên, lâu nay, chính quyền các xã vẫn phó mặc cho các ngành cấp trên. Bởi vậy, ngay cả tình trạng vào vụ gặt, người dân kéo máy tuốt ra giữa lòng đường, chặn hẳn một chiều lưu thông, chính quyền vẫn không có biện pháp giải quyết.

Để đường Nam cầu Cày đi Thạch Đồng xanh - sạch - đẹp, đề nghị các cơ quan chuyên môn và địa phương vào cuộc để khắc phục, chấn chỉnh kịp thời.

Đọc thêm

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Hiểm nguy rình rập trên tuyến QL 1 qua xã Kỳ Thọ

Người tham gia giao thông trên Quốc lộ 1 đoạn qua thôn Tân Sơn, xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không khỏi bất an, bởi rãnh thoát nước 2 bên tuyến đường không có nắp đậy, nhiều cầu, cống không có lan can.
Mua hàng theo thần tượng

Mua hàng theo thần tượng

Một trong những yếu tố giúp người nổi tiếng nhận được nhiều hợp đồng quảng cáo là nhờ họ có niềm tin của công chúng. Nhưng, cũng ở “sân chơi” này, nhiều người đã “ngã ngựa” do quảng cáo sai sự thật.
Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống trên tuyến đê La Giang

Rác thải chất đống tại nhiều vị trí dọc theo tuyến đê La Giang (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Giăng lưới ven sông "đón lõng" chim trời

Dựa vào địa thế ven sông, cây cối um tùm, người dân Tân Lâm Hương (TP Hà Tĩnh) đã giăng lưới bẫy chim trời khiến nhiều loại chim bị tiêu diệt, trong đó một số loại chết khô trên lưới.
Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Tôi đi mua thuốc diệt chuột...

Không khó để tìm mua các loại thuốc diệt chuột tại các địa phương ở Hà Tĩnh và dễ nhận thấy là nhiều loại không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc.
Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Bán hàng kiểu mini game hay đỏ đen trá hình!?

Gần đây, một số shop ở Hà Tĩnh đang rộ lên phong trào bán hàng theo hình thức tổ chức mini game, thử vận may của khách hàng để mua món hàng với giá chỉ vài chục nghìn đồng.