Các hãng dược phẩm Nhật Bản chạy đua phát triển vắcxin phòng COVID-19

Các hãng dược phẩm Nhật Bản đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phát triển vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhằm cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Các hãng dược phẩm Nhật Bản chạy đua phát triển vắcxin phòng COVID-19

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Asian Nikkei Review)

Các hãng dược phẩm Nhật Bản đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình phát triển vắcxin phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 nhằm cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong cuộc đua toàn cầu tìm kiếm các loại vắcxin hiệu quả.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công ty dược phẩm sinh học Anges thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vắcxin DNA, dự kiến được công ty Takara Bio sản xuất vào đầu tháng 7 tới, với mục tiêu có thể sử dụng vắcxin này cho con người vào khoảng tháng 3/2021.

Trong khi đó, công ty Shionogi & Co. đặt mục tiêu ra mắt vắcxin protein tái tổ hợp để phòng bệnh COVID-19 vào mùa Thu năm 2021. Hiện Shionogi & Co. đang chuẩn bị để bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay. Công ty hy vọng sẽ sản xuất đủ vắcxin để cung cấp cho khoảng 10 triệu người.

Ngoài ra, Medicago - một công ty con ở Canada của hãng Mitsubishi Tanabe Pharma, đã xác nhận hiệu quả của một loại vắcxin có nguồn gốc thực vật trong quá trình thử nghiệm trên động vật và đang nỗ lực tung loại vắcxin này ra thị trường Canada vào năm 2022 sau khi tiến hành các thử nghiệm lâm sàng. Medicago đang xem xét xuất khẩu vắcxin này sang Nhật Bản. Công ty KM Biologics thuộc tập đoàn Meiji Holdings, cũng đang phát triển một loại vắcxin bất hoạt (không có mầm bệnh sống) và lên kế hoạch bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng sớm nhất là vào mùa Xuân tới.

KM Biologics có kế hoạch hợp tác với Đại học Tokyo và Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) để thử nghiệm trên động vật, với mục tiêu hoàn thành việc bào chế loại vắcxin này vào tháng 3 năm sau. Trong khi đó, hãng dược phẩm ID Pharma có trụ sở tại Tokyo cũng đang hợp tác với NIID để thúc đẩy các nghiên cứu vắcxin phòng ngừa COVID-19.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ Nhật Bản đã tạo điều kiện sản xuất đại trà vắcxin thông qua chương trình trợ cấp các hãng sản xuất dược phẩm. Tokyo hy vọng sẽ sản xuất đủ vắcxin phòng bệnh COVID-19 cho người dân ngay sau khi vắcxin đó được chứng minh an toàn và hiệu quả.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có khoảng 125 loại vaccin phòng ngừa COVID-19 đang được phát triển trên toàn cầu, trong đó 10 loại đang được thử nghiệm trên người.

Đối với thuốc điều trị COVID-19, nhiều hãng dược phẩm ở Nhật Bản đang nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hiện có, trong đó có thuốc kháng virus Avigan (còn gọi là favipiravir) do công ty con của Tập đoàn Fujifilm Holdings sản xuất. Công ty Ono cũng dự định tiến hành thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả của thuốc điều trị viêm tụy mãn tính foipan (hay còn gọi là camifier). Trong khi đó, công ty dược phẩm Takeda, Nippon Shinyaku và PeptiDream cũng đã tiết lộ kế hoạch phát triển một loại thuốc điều trị mới cho các bệnh nhân COVID-19./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Ấn Độ phóng tên lửa vào 9 mục tiêu trên lãnh thổ Pakistan và vùng Pakistan kiểm soát ở Kashmir, trong khi Islamabad tuyên bố bắn rơi 5 máy bay quân sự của đối thủ ở biên giới.
Đức có tân thủ tướng

Đức có tân thủ tướng

Ông Friedrich Merz đã giành đủ sự ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội để trở thành Thủ tướng Đức.
Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Ông Trump thay Cố vấn An ninh Quốc gia

Tổng thống Trump bổ nhiệm Ngoại trưởng Rubio làm Cố vấn An ninh Quốc gia, sau khi đề cử ông Mike Waltz làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc.
Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Khám phá hành trình lịch sử của những chiếc xe quyền lực nhất nước Nga tại Bảo tàng Garage Đặc biệt Moskva – nơi lưu giữ từ ô tô hoàng gia cổ điển đến siêu limousine Aurus hiện đại của Tổng thống Putin.
Gaza bên bờ vực thảm họa

Gaza bên bờ vực thảm họa

Giá thực phẩm tăng vọt, nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu cạn kiệt, cùng tình trạng phong tỏa viện trợ đang đẩy Gaza đến bờ vực thảm họa nhân đạo tàn khốc.