(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu vừa ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-UBND quy định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Học viên lớp đào tạo nghề “Kỹ thuật chế biến món ăn và dịch vụ nhà hàng” tại xã Thạch Ngọc (Thạch Hà) giới thiệu các món ăn do các học viên chế biến.
Đối tượng áp dụng theo quyết định này là các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan đến đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn Hà Tĩnh; người trong độ tuổi lao động theo quy định có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Quyết định quy định cụ thể mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng đối với 7 nghề đào tạo cho người khuyết tật và 45 nghề đào tạo của 5 nhóm nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; mức chi phí đào tạo nghề áp dụng để làm căn cứ xác định mức hỗ trợ chi phí đào tạo cho từng đối tượng chính sách được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo quy định pháp luật.
Trung tâm Công tác xã hội - Giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật Hà Tĩnh trao chứng chỉ các nghề sửa chữa điện dân dụng; Tin học văn phòng; May công nghiệp cho các học viên là người khuyết tật
UBND tỉnh giao Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hằng năm, Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung mức chi phí đào tạo nghề cho phù hợp quy định pháp luật (nếu có).
Sở Tài chính hướng dẫn các đơn vị, địa phương việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo quy định.
UBND các huyện, thành phố, thị xã lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu học nghề của lao động để lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề theo quy định.
Quyết định số 4085/QĐ-UBND ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh về việc quy định danh mục nghề và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn tại các lớp chuyên biệt cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hết hiệu lực kể từ ngày Quyết định số 42/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành.
Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giúp nhiều hội viên, phụ nữ nghèo ở các xã biên giới Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển KT-XH, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Hà Tĩnh xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên suốt và đã tập trung thể chế hóa bằng các chủ trương, chính sách; triển khai đồng bộ, hiệu quả mô hình giảm nghèo bền vững.
Theo Bộ Y tế, việc ban hành Luật Dân số tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát TP Hà Tĩnh đã tổ chức khánh thành, bàn giao 184 ngôi nhà mới thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Sáng nay (26/5), tại Nghĩa trang Liệt sỹ Nầm ở huyện Hương Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể Lễ truy điệu và an táng hài cốt 4 liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào.
Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã vận động xây dựng và sửa chữa 1.624 nhà ở cho hộ nghèo, gia đình khó khăn, người có công với tổng kinh phí 106,92 tỷ đồng.
Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cách làm quyết liệt, đến nay huyện Đức Thọ đã hoàn thiện xây dựng 67/67 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Những ngôi nhà mới khang trang, kiên cố được hỗ trợ xây dựng đã tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo, phát triển cuộc sống mới.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi; chính sách việc làm, trợ cấp, hỗ trợ cho người lao động sinh con và nuôi con nhỏ.
Người có công, thân nhân người có công ở Hà Tĩnh sẽ được chăm sóc, phục hồi sức khỏe, tham gia hoạt động văn nghệ, nghe nói chuyện thời sự và thăm lại chiến trường xưa.
Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với những cách làm mới, đầy sát sao đã xây dựng nhà ở đảm bảo quy định, tiến độ theo yêu cầu, giúp các hộ nghèo, cận nghèo và chính sách sớm có nhà ở khang trang.
Hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, thời gian qua, Hà Tĩnh đang nỗ lực mở rộng diện bao phủ BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo an sinh cho người dân.
Cả hệ thống chính trị TP Hà Tĩnh đang khẩn trương chỉ đạo, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ bàn giao nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo đúng hạn tỉnh giao.
Trong danh sách 30 đơn vị BHXH Hà Tĩnh vừa công bố có 27 đơn vị tháng 4/2025 chưa nộp hoặc đã nộp một phần nhỏ giảm nợ và bổ sung thêm 3 đơn vị có số nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN lớn, thời gian nợ kéo dài.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa 63/63 nhà cho hộ nghèo, cận nghèo; 42/43 nhà cho hộ người có công, qua đó góp phần giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Nhiều ngư dân Hà Tĩnh vay vốn theo Nghị định 67 đóng tàu vươn khơi nhưng thua lỗ, nợ chồng chất, không có khả năng trả ngân hàng dù đã có bản án thi hành.
Không chỉ hoàn thành sớm việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ người có công, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn mở rộng đối tượng hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng nguồn xã hội hóa.
Còn chưa đầy nửa tháng để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ, quyết tâm về đích trước ngày 19/5.
Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Vinamilk đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi, tặng quà các cựu chiến binh, thương binh tại nhiều địa phương.
Đến ngày 28/4, TP Hà Tĩnh đã bàn giao 103 ngôi nhà (đạt 56%) cho các hộ thuộc diện được xây mới, sửa chữa theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các gia đình chính sách vượt lên khó khăn, động viên con cháu thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.
Khoảng 1,6 triệu người đủ 75 tuổi và người nghèo, cận nghèo đủ 70 đến dưới 75 tuổi, không lương hưu dự kiến nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng.
Hà Tĩnh có 48.550 đối tượng người có công với cách mạng được tặng quà trong đợt này với tổng số tiền hơn 24,2 tỷ đồng. Việc tặng quà sẽ được hoàn thành trước ngày 29/4/2025.