(Baohatinh.vn) - Vị quý phi này nổi tiếng thông tuệ, lại có dung mạo xinh đẹp. Bà đã soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông. Sau khi mất, linh cữu quý phi được an táng tại vùng cửa biển TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh ngày nay.
Quý phi nào soạn thảo 10 kế trị nước, an dân dâng vua Trần Duệ Tông?
Giải thích
Theo sử sách, Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (? - 1377) tên thật là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Bà là con gái của vị đại thần họ Nguyễn rất mực thanh liêm và bà Phạm phu nhân. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, bà Bích Châu được cha mẹ dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý và võ thuật, cung kiếm. Khi lớn lên xinh đẹp, thông minh, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển vào cung, sau này phong làm quý phi và rất được nhà vua sủng ái. Là người thông tuệ, lại luôn lo lắng cho sự an nguy xã tắc, trong bối cảnh đất nước còn nhiều rối ren, chính sự chưa yên, lòng dân bất ổn, bà Bích Châu đã dâng vua Trần Duệ Tông (1336-1377) bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều trị nước an dân, đến nay vẫn còn giá trị.
Đâu không phải là 1 trong 10 kế trị nước được nêu trong “Kê minh thập sách”?
Giải thích
Theo sách “Truyền kỳ tân phả” của Ðoàn Thị Ðiểm (1705-1748), 10 điều “Kê minh thập sách” của quý phi Bích Châu là: Một là, năng giữ cội gốc của nước, trừ hà bạo thì lòng người yên vui. Hai là, giữ nếp cũ, bỏ phiền nhiễu thì kỷ cương không rối. Ba là, nén chặt kẻ quyền thần để ngăn ngừa chính sự mục nát. Bốn là, thải bớt những kẻ nhũng lạm để trừ tệ khoét đục của dân. Năm là, xin cổ động nho phong, khiến cho lửa bó đuốc cùng với ánh mặt trời cùng soi sáng. Sáu là, mở đường cho người nói thẳng, để cho cửa thành cùng với đường can gián mở toang. Bảy là, cách kén quân nên chú trọng vào dũng lực hơn là cao lớn. Tám là, chọn tướng nên cầu người thao lược mà không căn cứ vào thế gia. Chín là, khí giới quý hồ bền chắc, không chuộng hình thức. Mười là, trận pháp cốt cho chỉnh tề, cần chi điệu múa.
Khi vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành năm 1377, quý phi Bích Châu đã đề đạt điều gì?
Giải thích
Năm 1377, biên giới phía Nam Đại Việt bị giặc quấy rối, vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, quý phi Bích Châu xin đi theo để hộ giá. Trên đường chinh phạt, do bị trúng kế của quân địch, các viên tướng của nhà vua lần lượt tử trận, khi đó quý phi Bích Châu đã thân chinh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua. Không may bà bị trúng mũi tên tẩm độc, vết thương quá nặng, bà trút hơi thở vào giờ Tý, ngày 11/2/1377 (Đinh Tỵ).
Linh cữu quý phi Bích Châu được an táng tại địa phương nào ở TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh?
Giải thích
Linh cữu quý phi Bích Châu được đưa về Thăng Long theo đường biển. Tuy nhiên, đến cửa biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) ngày nay thì gặp mưa to gió lớn, không thể đi tiếp được, vua Trần Phế Đế (người kế vị vua Trần Duệ Tông vừa mất) liền xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu của bà tại đây và lập miếu để Nhân dân thờ phụng, hương khói. Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, đến cửa biển Kỳ Ninh phát hiện ngôi miếu, biết được câu chuyện đánh giặc của bà Bích Châu, đã đề tặng bốn chữ “Nữ trung hào kiệt” dán lên bài vị và làm lễ cầu mong hương linh quý phi trợ sức. Sau khi thắng trận trở về, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu lập đền, cấp ruộng tế và người trông coi, sắc phong cho bà là Chế thắng. Kể từ đó, đền được gọi là Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.
Đền thờ Chế thắng phu nhân được công nhận là Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm nào?
Giải thích
Năm 1991, Di tích Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 2019, di tích đền thờ được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cấp tỉnh. Hằng năm, vào tháng 2 âm lịch, Nhân dân địa phương và du khách thập phương trên cả nước đều hành hương về di tích dâng hương tưởng nhớ ngày mất của Chế thắng phu nhân.
Ông quê huyện Can Lộc, Hà Tĩnh, làm quan dưới thời Vua Lê Hiển Tông nhà Lê Trung Hưng. Khi đi sứ phương Bắc, ông được Vua nhà Thanh phong làm Lưỡng quốc Đình nguyên Thám hoa và tặng áo cẩm bào.
“Tố Tâm” - một trong những tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã đưa nhà văn quê Hà Tĩnh trở thành một trong những người mở đầu cho dòng tiểu thuyết lãng mạn hiện đại của văn học nước nhà.
Ông quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà), là người kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành Ngân hàng Việt Nam từ những ngày đầu thành lập.
Danh họa Nguyễn Phan Chánh quê ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Ông được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh.
Ông quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trong lịch sử Việt Nam, chưa có một nhân vật nào có được huyền thoại, truyền thuyết về địa lý, phong thủy ảnh hưởng sâu sắc tới người dân, sống mãi với thời gian như ông.
Bà quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh; là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đỗ thủ khoa Tiến sĩ Luật học ở Pháp; được Trung tâm Tiểu sử quốc tế bầu chọn là “Người phụ nữ quốc tế của thiên niên kỷ”…
Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ luôn gắn bó với báo chí, coi báo chí là phương tiện quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng của Nhân dân ta. Bác cũng chính là người đã sáng lập ra tờ báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông quê ở xã Sơn Mỹ (nay là xã Tân Mỹ Hà), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có công trực tiếp xây dựng Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, là cán bộ thông tấn đầu tiên hy sinh trong kháng chiến chống Pháp.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà giáo tại xã Song Lộc (nay là xã Kim Song Trường), huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, được xem là người đặt nền móng cho ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
Năm 26 tuổi, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Canh nông (nay là Bộ NN&PTNT) trong Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong những nhà thơ lớn, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc của Việt Nam thế kỷ XX.
Trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, người anh hùng quê Hà Tĩnh đã chiến đấu kiên cường và dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực của địch, tạo điều kiện cho đơn vị xông lên tiêu diệt cứ điểm Him Lam.
Ông sinh năm 1912 ở Đức Thọ, Hà Tĩnh. Không một ngày qua trận mạc, nhưng ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cậy, giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Tiến sĩ Toán học đầu tiên của Việt Nam sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ (nay là xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh). Ông là một trong số những nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam thế kỷ XX.
Đại Hội đồng Liên hợp quốc lấy ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc (International Day of Happiness) nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao giá trị hạnh phúc trên toàn cầu.
Người đoàn viên thanh niên cộng sản này quê ở Việt Xuyên (nay là xã Việt Tiến), huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Anh nổi tiếng với câu nói: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - nơi ông không màng đến công danh phú quý, tập trung nghiên cứu y học.
Tổng Bí thư Trần Phú (quê Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dự thảo bản Luận cương Chính trị tháng 10/1930 của Đảng, xác định con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam.