Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

(Baohatinh.vn) - Tháng 2 âm lịch hàng năm, người dân Hà Tĩnh và đông đảo du khách thập phương lại tìm về với Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ ngày mất của bậc “Nữ trung hào kiệt”.

Video: Cảnh sắc Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Đền thờ Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách quốc lộ 1 8km về phía Đông. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ XIV trên một cồn cát cao và rộng.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Trải qua thời gian cùng với sự biến thiên của lịch sử, ngôi đền vẫn giữ được vẻ cổ kính, linh thiêng và trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của du khách. Năm 1991, đền thờ được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận: Di tích lịch sử và Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Khu vực điện thờ chính của đền bao gồm ba tòa: thượng điện, trung điện và hạ điện.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Bên trong điện được trang trí công phu, cầu kỳ.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Không gian đền mang nét cổ xưa...

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Dấu tích thời gian đã phủ dày lên ngôi “đền thiêng nơi cửa biển”...

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Vào 11-12/2 (âm lịch) hàng năm, người dân Hà Tĩnh cũng như đông đảo du khách thập phương lại tìm về với Đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ ngày mất của bậc “Nữ trung hào kiệt”; cầu bình an cho bản thân và gia đình.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Các hoạt động chính của lễ giỗ lần thứ 646 Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu bao gồm: dâng hoa, dâng hương tại di tích đền Eo Bạch ngày 1/3; dâng hoa, dâng hương tại đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu ngày 2/3; các nghi lễ truyền thống: hầu văn, yết gà, tế lợn, thụ lộc diễn ra vào tối ngày 2/3. Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ như giải bóng chuyền nữ, chương trình văn nghệ, thể thao...

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Dịp này, cầu, bến thả hoa đăng cũng sẽ được khánh thành và tổ chức thả hoa đăng tưởng niệm ngày mất Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Lễ giỗ nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công đức của Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đối với dân tộc, quê hương. Đồng thời là dịp để giới thiệu, quảng bá rộng rãi hình ảnh của di tích, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hoá, phát triển tiềm năng du lịch trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Ngắm đền thờ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước thềm lễ giỗ 646 năm

Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh Hoàng Trung Thông cho biết: Mỗi năm đền đón khoảng trên 80.000 lượt khách về dâng hương tưởng niệm và vãn cảnh. Đây là điều kiện thuận lợi để thị xã nói chung, xã Kỳ Ninh nói riêng đẩy mạnh phát triển du lịch tâm linh, du lịch biển..”.

Theo sử sách, Chế thắng Phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu (? - 1377) tên thật là Nguyễn Cơ, tự Bích Châu, quê ở xã Bảo Lộc (Hải Hậu, Nam Định). Bà là con gái của vị đại thần họ Nguyễn rất mực thanh liêm và bà Phạm phu nhân. Từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, bà Bích Châu được cha mẹ dạy dỗ chu đáo về văn chương, đạo lý và võ thuật, cung kiếm. Khi lớn lên xinh đẹp, thông minh, bà được vua Trần Duệ Tông tuyển vào cung, sau này phong làm quý phi và rất được nhà vua sủng ái.

Là người thông tuệ, lại luôn lo lắng cho sự an nguy xã tắc, trong bối cảnh đất nước còn nhiều rối ren, chính sự chưa yên, lòng dân bất ổn, bà Bích Châu đã dâng vua Trần Duệ Tông (1336 – 1377) bản “Kê minh thập sách” gồm 10 điều trị nước an dân, đến nay vẫn còn giá trị.

Năm 1377, biên giới phía Nam Đại Việt bị giặc quấy rối, vua Trần Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành, bà xin đi theo để hộ giá. Trên đường chinh phạt, do bị trúng kế của quân địch, các viên tướng của nhà vua lần lượt tử trận, khi đó bà Bích Châu đã thân chinh đứng ra chỉ huy đạo quân bảo vệ nhà vua. Không may bà bị trúng mũi tên tẩm độc, vết thương quá nặng, bà trút hơi thở vào giờ Tý, ngày 11/2/1377 (Đinh Tỵ).

Linh cữu Quý phi Bích Châu được đưa về Thăng Long theo đường biển. Tuy nhiên, đến cửa biển xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) ngày nay thì gặp mưa to gió lớn, không thể đi tiếp được, vua Trần Phế Đế (người kế vị vua Trần Duệ Tông vừa mất) liền xuống chiếu cho quan quân an táng linh cữu của bà tại đây và lập miếu để Nhân dân thờ phụng, hương khói.

Năm 1470, vua Lê Thánh Tông đi đánh giặc Chiêm Thành, đến cửa biển Kỳ Ninh phát hiện ngôi miếu, biết được câu chuyện đánh giặc của bà Bích Châu, đã đề tặng bốn chữ “Nữ trung hào kiệt” dán lên bài vị và làm lễ cầu mong hương linh quý phi trợ sức. Sau khi thắng trận trở về, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu lập đền, cấp ruộng tế và người trông coi, sắc phong cho bà là Chế Thắng. Kể từ đó, đền được gọi là Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Chủ đề Điểm du lịch Hà Tĩnh

Đọc thêm

Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Hồng Lĩnh - mạch nguồn hướng tới tương lai

Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Biển Hà Tĩnh nườm nượp du khách

Trong 2 ngày nghỉ cuối tuần, các khu, điểm du lịch biển Hà Tĩnh luôn đông nghịt người dân và du khách tìm đến "giải nhiệt", thưởng thức hải sản.
Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Biển Xuân Thành ngày càng hấp dẫn du khách

Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Bí thư chi bộ tâm huyết xây dựng khu dân cư mẫu

Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Khi ngư dân Thiên Cầm làm du lịch homestay

Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Thôn Trung Tâm xanh màu no ấm

Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Nối vòng tay lớn nâng bước học trò nghèo

Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Trăm năm giữ tròn con chữ

Trăm năm giữ tròn con chữ

Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

“Sứ giả” thầm lặng của du lịch Hà Tĩnh

Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.