Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao trước thềm Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

(Baohatinh.vn) - Các hoạt động trước thềm lễ kỷ niệm 576 năm ngày mất của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi (1446-2022) đã tô đậm thêm sắc màu văn hóa của người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh), lan tỏa tinh thần gắn kết cộng đồng, tạo dấu ấn đậm nét trong lòng du khách thập phương.

Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao trước thềm Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Giải đua thuyền Đại hội Thể dục Thể thao toàn tỉnh lần thứ IX

Sáng 28/5, giải đua thuyền Đại hội Thể dục Thể thao toàn tỉnh lần thứ IX, chào mừng Lễ hội Đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi năm 2022 diễn ra trên sông Vách Nam (xã Thạch Long) do Ban Tổ chức Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Hà Tĩnh lần thứ IX và UBND huyện Thạch Hà phối hợp tổ chức đã tạo được ấn tượng sâu sắc.

Tham gia giải đua có hơn 300 vận động viên đến từ 15 đội đua thuyền nam, nữ (6 đội thuyền nữ, 9 đội thuyền nam) của 13 huyện, thị, thành phố. Các đội chia thành 5 lượt đua, tính điểm, tranh tài ở nội dung đua thuyền truyền thống (thuyền 15 tay chèo nam và 15 tay chèo nữ) với cự ly 2 km đối với đội nữ, 3km đối với đội nam.

Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao trước thềm Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Đội thuyền nam huyện Thạch Hà đã cống hiến cho khán giả màn thi đấu hết sức “mãn nhãn”.

Ngoài công tác chuẩn bị bài bản, khoa học của Ban Tổ chức, sự đầu tư kỹ lưỡng của các vận động viên thì tinh thần cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi của đông đảo cổ động viên đã giúp giải đua thành công tốt đẹp.

Theo đánh giá của ban tổ chức, giải đua quy tụ các đội có chất lượng vận động viên đồng đều. Cả 15 đội đều thi đấu rất quyết liệt. Càng gần chặng đường về đích, các thuyền bám sát nhau, tạo nên những cuộc rượt đuổi kịch tính, mãn nhãn cho người xem.

Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao trước thềm Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Ban Tổ chức trao HCV cho đội thuyền nam huyện Thạch Hà.

Kết thúc giải, đội thuyền nam huyện Thạch Hà và đội thuyền nữ huyện Hương Sơn đã xuất sắc giành huy chương vàng, đội thuyền nữ huyện Lộc Hà và đội thuyền nam huyện Cẩm Xuyên giành huy chương bạc.

Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao trước thềm Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Sau bán kết, 2 đội: Tượng Sơn (áo vàng) và Lưu Vĩnh Sơn (áo trắng) vào chơi trận chung kết.

Tiếp nối giải đua thuyền, giải bóng chuyền nam công chức xã, thị trấn huyện Thạch Hà khai mạc vào ngày 29/5 tại sân đền thờ vọng Lê Khôi với sự tham gia của 22 đội bóng đã để lại nhiều cảm xúc.

Kết thúc vòng loại, đến sáng 30/5, 2 trận bán kết đã chính thức diễn ra với 4 đội bóng của các xã: Tượng Sơn, Lưu Vĩnh Sơn, Thạch Hải và đội thị trấn Thạch Hà.

Sau bán kết, 2 đội: Tượng Sơn và Lưu Vĩnh Sơn vào chơi trận chung kết. Kết quả, đội bóng chuyền xã Lưu Vĩnh Sơn đã giành giải nhất chung cuộc.

Sôi nổi không kém là trận giao hữu bóng chuyền nam giữa 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà vào chiều 30/5 tại sân thể thao UBND xã Thạch Hải. Trận giao hữu diễn ra với những pha bóng đẹp mắt, các vận động viên thi đấu nhiệt tình với tinh thần quyết tâm cao.

Bên cạnh việc thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa 2 địa phương, trận giao hữu bóng chuyền còn tạo ra sân chơi bổ ích để rèn luyện sức khoẻ, phát huy phong trào thể dục thể thao trong cán bộ, công chức 2 đơn vị.

Sôi nổi hoạt động văn hóa, thể thao trước thềm Lễ giỗ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi

Trận giao hữu giữa 2 huyện Thạch Hà và Lộc Hà diễn ra với những pha bóng đẹp mắt.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thạch Hà cho biết: “Việc tổ chức lễ hội và các hoạt động bên lề không chỉ nhằm tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi mà còn góp phần duy trì và phát triển truyền thống của địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể. Đồng thời, củng cố khối đoàn kết thống nhất trong nhân dân; kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục đóng góp xây dựng các hạng mục tại khu Di tích lịch sử - văn hóa đền và lăng mộ của Lê Khôi ngày càng khang trang”.

Song song với các hoạt động phần hội, phần lễ sẽ diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ 7h ngày 30/5 đến chiều ngày 1/6 (tức từ ngày 1- 3/5 Âm lịch). Trong đó, việc tổ chức đoàn rước kiệu, lư hương; khai lễ; làm lễ tế sẽ được tổ chức tại Đền Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi và các đền thờ vọng vào ngày 30/5 (âm lịch).

Chủ đề Lễ hội

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…