Rạp đám cưới..."ăn" hẳn cả luồng đường!

(Baohatinh.vn) - Vào mùa cưới, rất nhiều gia đình trên địa bàn TP Hà Tĩnh ngang nhiên sử dụng vỉa hè, lòng đường để dựng rạp tổ chức tiệc cưới cho con cháu. Tiệc vui, tiết kiệm nhưng gây khó và nguy hiểm cho người khác. Thực trạng này hiện đang diễn ra phổ biến nhưng chưa có “thuốc chữa”.

Không khó để bắt gặp những chiếc rạp cồng kềnh được dựng sừng sững trên đường ở khu vực thành phố Hà Tĩnh trong mùa cưới hỏi. Nhiều hộ dân nhà ở mặt phố thì chiếm dụng vỉa hè hoặc lấn lòng đường, còn các nhà trong ngõ thì dựng rạp cưới "ăn" hết cả đường đi.

Rạp đám cưới...“ăn” hẳn cả luồng đường!

Rạp cưới dựng ngay giữa đường quốc lộ bất chấp nguy hiểm về an toàn giao thông

Anh Lê Hải (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) thở dài: “Vẫn biết việc cưới hỏi của gia đình là quan trọng, nhưng thiết nghĩ khi dựng rạp, tổ chức, hay bố trí âm thanh cần nghĩ cho cộng đồng nữa. Tổ chức ở trong nhà đã ồn ào, nay đưa ra ngoài đường bật nhạc ầm ĩ, hô hào ăn uống thật không văn minh chút nào”.

Ngoài ra, việc dừng đậu ô tô của khách, giăng điện trên đường phục vụ đám cưới cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn đối với người đi đường.

Rạp đám cưới...“ăn” hẳn cả luồng đường!

Rạp cưới chắn đường đường Nguyễn Phan Chánh (bên bờ sông Cụt)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện trạng trên là do quỹ đất hẹp, nhà chật, hầu hết các gia đình ở phố phải “tràn” ra đường khi có việc hỉ, hiếu. Vấn đề đặt ra là khi có sự việc như vậy, ban cán sự các tổ dân phố chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc nhắc nhở các gia đình duy trì tốt giao thông ngõ xóm. Do đó, lực lượng chức năng ở phường, xã, thành phố cũng cần tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, thậm chí là xử phạt để răn đe trong vấn đề này.

Về lý thuyết là vậy, nhưng do trong cuộc sống “nể nả” nhau, nhiều gia đình viện lý do "trăm năm mới có một lần" nên vẫn dựng rạp ngay trên vỉa hè, lòng đường.

Rạp đám cưới...“ăn” hẳn cả luồng đường!

Bịt cả lối đi

Dù nhiều gia đình đã giăng biển báo đám cưới, có biển chỉ dẫn lối đi khác nhưng không ít người vẫn cảm thấy phiền hà vì mũi tên chỉ đường loằng ngoằng, nhiều ngã rẽ, mất nhiều mới tìm được lối ra.

Rõ ràng, dựng rạp ra ngoài đường phố thì rộng rãi, thoải mái, tiện mọi đường cho gia chủ nhưng lại gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Không những thế, dựng rạp đám cưới giữa đường còn thể hiện sự thiếu tôn trọng với cộng đồng, làm mất mỹ quan đô thị.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi xâm lấn lòng, lề đường sẽ bị xử phạt hành chính với mức cao nhất từ 2 - 3 triệu đồng đối với cá nhân; từ 4 - 6 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.