Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

(Baohatinh.vn) - Là cặp xã thuộc diện “khuyến khích”, song việc sáp nhập Kỳ Lâm và Kỳ Hợp thành xã mới Lâm Hợp ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) lại đang đi đúng quỹ đạo nhờ hội tụ các điều kiện thuận lợi cùng với những bước đi bài bản của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Từ những điều kiện chín muồi...

Kỳ Lâm - Kỳ Hợp không phải là các địa phương được huyện “nhắm” đến đầu tiên trong lộ trình sáp nhập xã của huyện Kỳ Anh từ nay đến năm 2021. Thế nhưng, sau quá trình khảo sát, đánh giá và đề xuất của các cấp, ngành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định cho dừng sáp nhập đối với các xã trong kế hoạch là Kỳ Châu - Kỳ Hải, Kỳ Thư - Kỳ Thọ (chuyển sang giai đoạn sau năm 2021) và thống nhất sáp nhập cặp xã hội tục các điều kiện thuận lợi là Kỳ Lâm - Kỳ Hợp.

Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

Trụ sở xã Kỳ Lâm hiện nay sẽ trở thành trung tâm hành chính của xã mới Lâm Hợp

Theo Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Trần Đình Gia, việc sáp nhập 2 xã Kỳ Lâm và Kỳ Hợp được triển khai trên cơ sở nhiều yếu tố chín muồi: Thứ nhất, xã Kỳ Hợp mới thành lập được 33 năm từ việc hợp nhất 2 thôn thuộc xã Kỳ Lâm, 1 thôn thuộc xã Kỳ Tân và 1 thôn thuộc xã Kỳ Tây, nên nếu sáp nhập thì gần như quay về tình trạng ban đầu. Thứ hai, mặc dù nằm trong diện “khuyến khích” nhưng bản thân xã Kỳ Hợp có quy mô dân số cũng như diện tích quá nhỏ so với tiêu chuẩn quy định.

Thứ ba, về công tác cán bộ, hiện 2 xã có đến 8 người trong diện đã nghỉ, sắp nghỉ hoặc tình nguyện nghỉ, trong đó hầu hết là cán bộ chủ chốt. Thứ tư: cơ sở vật chất của Kỳ Hợp đang trong tình trạng thiếu thốn, xuống cấp chưa được nâng cấp, trong khi trụ sở xã Kỳ Lâm đã đạt chuẩn, chỉ cần xây thêm một số phòng làm việc khi số cán bộ tăng lên. Thứ năm, xã Kỳ Lâm nằm trong quy hoạch đô thị loại 5, về lâu dài sẽ xây dựng đô thị quy mô hơn, vì vậy việc sáp nhập để có diện tích và dân số đủ lớn là hết sức cần thiết.

Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

Trụ sở xã Kỳ Hợp dù được tỉnh hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhưng huyện Kỳ Anh đã tính toán giữ lại số tiền này để đầu tư cho các hội quán sau sáp nhập

Thuận lợi trong sáp nhập xã Kỳ Lâm - Kỳ Hợp còn nhờ sự chủ động, sáng tạo ngay từ những ngày đầu triển khai của cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Anh. Ví dụ, bố trí cán bộ kiêm nhiệm chứ không bổ nhiệm đối với các chức danh nghỉ chế độ từ đầu năm; khi tỉnh hỗ trợ 500 triệu đồng để nâng cấp hội trường UBND xã Kỳ Hợp xuống cấp, huyện đã tính toán giữ lại để lại sử dụng tu bổ các hội quán sau này… Như vậy, khi 2 xã này được sáp nhập sẽ giảm tải khó khăn trong giải quyết, bố trí cán bộ dôi dư cũng như tiết kiệm được một số tiền không nhỏ trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.

...đến triển khai quy trình chặt chẽ...

Mấu chốt để làm nên thành công của việc sáp nhập xã là cán bộ, đảng viên phải thông, người dân phải hiểu và đồng thuận. Đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt được huyện Kỳ Anh xác định ngay từ quá trình khởi động.

Theo Bí thư Huyện ủy Trần Đình Gia, muốn làm được điều đó phải làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ; tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức rõ nhiệm vụ chính trị, lợi ích của việc sáp nhập; cùng với đó là phải có một quy trình khoa học, bài bản.

Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

Kết quả lấy ý kiến tại 2 xã Kỳ Lâm và Kỳ Hợp có số cử tri tán thành đạt 98,83%

Theo đó, đội ngũ cán bộ phải nhập tâm và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo sáp nhập. Bên cạnh truyền đạt chủ trương, chính sách, phải thường xuyên lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Khi đã có sự đồng thuận, huyện chỉ đạo các xã thành lập tổ lấy ý kiến cử tri. Vì vậy kết quả lấy ý kiến tại 2 xã, số cử tri tán thành đạt 98,83%; riêng thôn Minh Châu (xã Kỳ Hợp) đạt 100%.

Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

HĐND huyện Kỳ Anh biểu quyết thông qua Nghị quyết sáp nhập xã Kỳ Lâm, Kỳ Hợp thành xã Lâm Hợp

Theo Chủ tịch UBND xã Kỳ Lâm Phạm Thái Hoa, mặc dù triển khai thực hiện việc sáp nhập không thể tránh khỏi những khó khăn, khúc mắc từ cán bộ, nhân dân, đặc biệt là những cán bộ trong diện dôi dư, nhưng nhờ sự tuyên truyền, vận động thuyết phục, quy trình thực hiện bài bản từ huyện, xã, đến thôn xóm, mọi khó khăn, vướng mắc được giải quyết ổn thỏa, cán bộ, đảng viên hầu hết xác định và biết hy sinh lợi ích cá nhân của mình vì đại cục.

...và có giải pháp phù hợp cho hậu sáp nhập

Xã Lâm Hợp được hình thành, đầu tiên huyện Kỳ Anh tập trung ưu tiên giải quyết chế độ, chính sách cho 27 cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Theo phương án sẽ bổ sung cho huyện 1 người; bố trí làm việc tại các xã khác 3 người; sắp xếp, bố trí công việc khi có cán bộ nghỉ hưu 4 người; điều động 2/4 cán bộ y tế sang trạm y tế xã khác, đồng thời thực hiện tinh giản một số cán bộ bán chuyên trách.

Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

Lãnh đạo xã Kỳ Lâm trao đổi với phóng viên về các giải pháp giải quyết dôi dư cán bộ, cơ sở hạ tầng sau sáp nhập xã

Quá trình sắp xếp cán bộ, đã có những người xác định rõ trách nhiệm, chấp nhận thiệt thòi vì mục tiêu sáp nhập xã. Ông Võ Văn Tấn - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Kỳ Hợp chia sẻ: “Ngay từ khi mới có chủ trương sáp nhập xã, tôi đã xác định mình là một người lính nên cần biết hy sinh quyền lợi, góp phần cho việc sáp nhập xã được triển khai thuận lợi. Không làm cán bộ xã, tôi sẽ về gánh vác việc thôn, cùng bà con xây dựng xã mới”.

Quan tâm hàng đầu về hệ thống cơ sở vật chất của xã mới sáp nhập, huyện ưu tiên đầu tư các công trình thiết yếu trước mắt như: Tu bổ các tuyến đường giao thông bị xuống cấp, nâng cấp trường học, các hội quán ở xã Kỳ Hợp cũ; đưa vào kế hoạch trình duyệt đầu tư tuyến đường Kỳ Hợp - Kỳ Lâm (4,2 km)… Riêng Trạm Y tế xã Kỳ Hợp sẽ vẫn hoạt động tại vị trí cũ để tạo thuận lợi trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Sáp nhập 2 xã vùng thượng Kỳ Anh: Điều kiện chín muồi, bước đi bài bản

Trạm Y tế xã Kỳ Hợp vẫn hoạt động tại vị trí cũ để thuận lợi cho bà con trong khám, chữa bệnh

Theo Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh Trần Đình Gia, sớm ổn định tình hình, đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân là mục tiêu lớn nhất trong việc sáp nhập xã. Vì vậy, thực hiện các giải pháp cho hậu sáp nhập cũng quan trọng không kém.

Theo đó, bên cạnh quan tâm đầu tư nguồn lực để phát triển kinh tế, cơ sở vật chất, giao thông, nâng cao đời sống, cần phải chú trọng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ cơ sở để tháo gỡ. Tập trung làm tốt công tác cán bộ; sắp xếp bộ máy xã mới tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Đọc thêm

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Hà Tĩnh với cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946

Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức thành công. Cùng với cả nước, Hà Tĩnh đã chuẩn bị rất khẩn trương, kỹ lưỡng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tiến bộ.
Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Hà Tĩnh được vinh danh tại Giải báo chí Diên Hồng

Từ hơn 4.000 tác phẩm tham gia Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và HĐND (Giải Diên Hồng) năm 2024, ban giám khảo chấm chọn 105 tác phẩm đạt giải. Hà Tĩnh vinh dự có 1 tác phẩm của nhóm phóng viên Báo Hà Tĩnh đạt giải; Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh được nhận bằng khen tập thể xuất sắc.
Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Hà Tĩnh năm 2025 với yêu cầu phải tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Thạch Hà kiện toàn chức danh chủ chốt HĐND và UBND huyện

Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Hà được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thạch Hà; ông Nguyễn Việt Hùng - Phó Bí thư Huyện ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, nhiệm kỳ 2021-2026.
Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Vững tin bước vào kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển

Năm 2025 về trong niềm tin và kỳ vọng! Cùng cả nước bước vào năm mới, một năm với nhiều sự kiện trọng đại; đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, Hà Tĩnh quyết tâm vượt mọi khó khăn; đổi mới, sáng tạo, bứt phá mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; tiếp tục thắp sáng khát vọng vươn xa trên hành trình mới.