Sớm khắc phục những tồn tại ở cụm công nghiệp Nam Hồng

(Baohatinh.vn) - Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, tại cụm công nghiệp (CCN) Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh) thường xuyên xẩy ra tình trạng điện phục vụ sản xuất không ổn định và môi trường bị ô nhiễm. Phóng viên Báo Hà Tĩnh đã tiếp cận địa bàn làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các doanh nghiệp (DN) tại đây đã đi vào hoạt động từ lâu nhưng hệ thống thoát thải, xử lý rác thải chưa được đầu tư xây dựng. Mặt khác, các DN này đang chủ yếu tập trung cho sản xuất, chưa thực sự quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Điều này đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm ngày càng lan ra diện rộng.

som khac phuc nhung ton tai o cum cong nghiep nam hong

Do chưa có hệ thống thoát nước thải tập trung, doanh nghiệp không quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nên môi trường tại Công ty TNHH Lâm sản Lam Hồng khá ô nhiễm.

Công ty TNHH Lâm sản Lam Hồng là một trong những cơ sở gây ô nhiễm nặng nhất. Ngay khi mới bước chân vào cổng, chúng tôi đã thấy những vũng nước đen ngòm, chảy tràn lan, không lối thoát. Trong khuôn viên, bầu không khí ngột ngạt, mùi hôi thối bốc lên xen lẫn với mùi hóa chất và mùi hắc của vỏ cây. Trong môi trường độc hại, nhiều công nhân vẫn làm việc không đeo găng tay, mũ bảo hộ, khẩu trang...

Làm việc với các cơ quan chức năng ở TX Hồng Lĩnh về vấn đề này, phóng viên đều nhận chung một “thông điệp”: vấn đề môi trường tại CCN Nam Hồng sẽ sớm cải thiện, hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ sớm được đầu tư xây dựng.

Người phụ trách Ban Quản lý dự án của TX Hồng Lĩnh Nguyễn Quang Vinh thông tin: “Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, HĐND tỉnh đã có Văn bản số 98 về việc cho chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật CCN Nam Hồng với tổng kinh phí 45 tỷ đồng do UBND thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư. Trong tổng quan dự án này, có các hạng mục xử lý nước thải tập trung với mức đầu tư 15 tỷ đồng, trên diện tích 3.560 m2. Theo đó, khu xử lý nước thải sẽ được xây dựng bao gồm các hạng mục chính như cụm tiền xử lý, cụm xử lý hóa lý khử màu, cụm xử lý sinh học, cụm xử lý bùn và khu phụ trợ; đường thu gom nước thải cũng được thiết kế bằng ống bê tông ly tâm có đường kính từ D300-D600. Hiện nay, chúng tôi và các đơn vị liên quan đang tập trung xử lý các vấn đề, thủ tục để triển khai xây dựng”. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của các cấp chính quyền, tình trạng gây ô nhiễm trên địa bàn sớm được khắc phục.

som khac phuc nhung ton tai o cum cong nghiep nam hong

Trong khuôn viên một số công ty tại CCN Nam Hồng mùi hôi thối bốc lên xen lẫn với mùi hóa chất và mùi hắc của vỏ cây.

Liên quan đến vấn đề điện phục vụ sản xuất tại CCN không ổn định, gây ách tắc trong sản xuất, DN bị thiệt hại về kinh tế, ông Đặng Đôn Sơn - Giám đốc Điện lực TX Hồng Lĩnh cho rằng: “Hiện nay, nguồn điện của thị xã chủ yếu được lấy từ trạm 110 kV Can Lộc nên khi xẩy ra sự cố thì khách hàng gần như phải tự chủ động nguồn điện. Để khách hàng đảm bảo sản xuất, mỗi khi cắt điện để chuyển lưới, chúng tôi đã thông báo lịch cụ thể bằng tin nhắn, công văn, thậm chí là cả hệ thống loa phát thanh ở cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, thỉnh thoảng vẫn xẩy ra những sự cố bất khả kháng, nhất là do ảnh hưởng của thời tiết nên có những thời điểm mất điện không báo trước là điều không thể tránh khỏi. Khi nghe ý kiến phản ánh của một số DN về tình trạng này, chúng tôi cũng đã phối hợp, tổ chức các buổi làm việc dựa trên tinh thần chia sẻ và thông cảm lẫn nhau”.

Ông Lê Văn Bình - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “CCN Nam Hồng có diện tích 43 ha, đến nay, tỷ lệ lấp đầy đạt 45% diện tích. Nhờ sự giúp đỡ của tỉnh và sự nỗ lực của thị xã nên tình hình đầu tư đang tiến triển tốt, các vấn đề phục vụ cho hoạt động SXKD cơ bản đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung các nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch đã được phê duyệt nhằm bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và thu hút đầu tư vào CCN, trước mắt là cho dự án Trung tâm công nghiệp dệt may Hồng Lĩnh. Về vấn đề điện, hiện toàn thị xã nói chung và CCN Nam Hồng nói riêng cơ bản đáp ứng đủ. Tuy nhiên, để chủ động tình hình và khắc phục các sự cố bấy lâu nay, chúng tôi đang triển khai các thủ tục cần thiết để sớm xây dựng trạm 110 kV trên địa bàn nhằm đáp ứng lộ trình phát triển của CCN này”.

Đọc thêm

Cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Võ Xuân Hoa

Cần xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Võ Xuân Hoa

Ông Võ Xuân Hoa ở xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh) phản ánh đến Báo Hà Tĩnh việc ông bị người khác tranh chấp thửa đất của gia đình dẫn đến không làm được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua xác minh, chúng tôi nhận thấy nội dung phản ánh ông Hoa hoàn toàn có căn cứ, cần được quan tâm giải quyết.
Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Gần 20 năm có bìa đỏ nhưng không được giao đất: Cần sự vào cuộc quyết liệt, “thấu lý, đạt tình”!

Đã nộp tiền 19 năm, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế, ông Trần Văn Tuấn ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn chưa được cấp đất. Ngoài một phần lỗi của công dân thì chính quyền địa phương có nhiều sai sót, tắc trách trong vụ việc này.
Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Sau 16 năm, 82 lô đất ở vẫn “đắp chiếu” vì vướng quy hoạch

Năm 2006, UBND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) cấp cho các hộ dân 82 lô đất ở vùng Cồn Bia, thôn Trung Nghĩa, xã Thạch Bằng (nay là TDP Trung Nghĩa, thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà). Thế nhưng đến nay, sau 16 năm, khu đất này vẫn chưa có hạ tầng thiết yếu, khiến người dân băn khoăn, bức xúc.
Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Nhanh chóng tìm nguyên nhân cá chết ở hồ Bộc Nguyên

Ngay sau khi ghi nhận hiện tượng cá chết ở hồ Bộc Nguyên, sáng 23/8, Sở TN&MT Hà Tĩnh phối hợp với các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước ở những khu vực có cá chết và thượng nguồn hồ nước để tìm nguyên nhân.
Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Người dân xã Đỉnh Bàn bị cấm cản trái phép khi khai thác hải sản

Một số người dân ở xã Đỉnh Bàn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bị cấm cản trái phép, thậm chí bị hành hung khi khai thác các loài nhuyễn thể tự nhiên ở khu vực bãi bồi ven Cửa Sót (thuộc địa phận xã Đỉnh Bàn). Sự việc chưa được giải quyết thấu đáo nên người dân viết đơn phản ánh lên Báo Hà Tĩnh.
Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Những yêu cầu của ông Hồ Phúc Duẩn là không có căn cứ

Vừa qua, Báo Hà Tĩnh tiếp nhận đơn thư của ông Hồ Phúc Duẩn ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) yêu cầu được chi trả tiền hỗ trợ do dịch Covid-19 và xã phải đứng ra làm bìa đỏ cho gia đình ông. Tuy nhiên, qua xác minh, chúng tôi nhận thấy các yêu cầu của ông Duẩn là không có căn cứ.