Sống ảo có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại như thế nào?

Người sống ảo chỉ chăm chú vào việc bài đăng được bao nhiêu lượt like, comment khiến tâm lý của họ bị phụ thuộc vào những lượt tương tác và dần dần nó sẽ điều khiển cả niềm vui hay nỗi buồn của họ.

(Ảnh: Getty images)
(Ảnh: Getty images)

Hiện nay, việc sống ảo của giới trẻ đang trở thành vấn đề phổ biến. Họ đang lạm dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh và các ứng dụng chụp ảnh ảo để làm đẹp, sau đó đăng tải lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… với những dòng caption mang tính chất “thả thính” hoặc thậm chí viết ra những sự thật không đúng về bản thân để câu like và tăng follow.

Họ đang tạo ra một vẻ đẹp và ngoại hình không thực tế, khiến người xem bị lừa tưởng và tiêu tốn nhiều thời gian cho những thứ vô nghĩa.

Điều đáng lo ngại hơn nữa là sống ảo cũng trở thành cách để trốn tránh hiện thực cuộc sống. Có những khó khăn, bức bối, khó chịu trong cuộc sống mà con người không dám đối mặt và muốn trốn thoát.

Mạng xã hội trở thành một liều thuốc giải tỏa tâm lý thần kỳ, giúp con người thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, điều này tạo ra sự đối lập giữa sống thật và sống ảo.

1. Biểu hiện của sống ảo là gì?

Những dấu hiệu của sống ảo đang ngày càng phổ biến và có thể được nhận ra dễ dàng bằng những hành động sau.

Cuồng like

Đây là một hiện tượng phổ biến hiện nay. Những người cuồng like sẽ thường xuyên cập nhật trạng thái mọi lúc mọi nơi, cho dù họ đang gặp chuyện vui hay chuyện buồn. Ngay cả những hoạt động cá nhân cũng được đăng tải trên mạng xã hội nhằm thu hút mọi người, kêu gọi lượt like,… Đối với họ, lượt like/tương tác chính là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ thu hút, giỏi giang của một ai đó.

(Ảnh: Getty images)
(Ảnh: Getty images)

Khoe những thứ không đúng với điều kiện bản thân

Những người sống ảo rất thích “khoe mẽ” trên mạng xã hội. Họ sẽ khoe những món đắt tiền, những chuyến du lịch sang chảnh,… Có những người tuy điều kiện gia đình không cho phép nhưng vẫn ráng sắm sửa những món đắt tiền để được khoe cho “bằng bạn bằng bè."

Chụp ảnh tự sướng ở bất cứ đâu

Người sống ảo thường không thể bỏ qua cơ hội để chụp ảnh tự sướng ở mọi nơi, từ các sự kiện lớn đến những hoạt động cá nhân.

Không rời khỏi điện thoại

Người sống ảo coi điện thoại như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ, dù đang ở bất cứ đâu.

2. Tác hại của sống ảo là gì?

Việc tiếp cận và sử dụng mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người sống ảo. Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội một cách quá mức có thể gây ra nhiều tác hại đến tâm lý và thể chất của họ.

Mất thời gian

Mỗi người sẽ có một mục đích sử dụng nền tảng mạng xã hội khác nhau nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho có khoa học. Vì vậy, họ có thể dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bức hình màu mè, những thông tin thiếu xác thực,… Đặc biệt khi sống ảo, ta còn mất nhiều thời gian cho những lượt tương tác ảo.

Tâm lý trở nên thất thường

Những người sống ảo chỉ chăm chú vào việc bức ảnh được bao nhiêu lượt thích, bao nhiêu bình luận nên khó có thể buông điện thoại xuống. Điều này khiến tâm lý của chúng ta bị phụ thuộc vào những lượt tương tác và dần dần, nó sẽ điều khiển được niềm vui/nỗi buồn của bạn.

Ảnh hưởng tới sức khỏe

Việc sử dụng điện thoại và tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề về thị lực và khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, việc ngồi quá nhiều khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống và gây ra đau lưng.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ

Việc quá phụ thuộc vào mạng xã hội và bỏ qua những mối quan hệ thực tế có thể khiến họ cảm thấy cô đơn và xa rời xã hội.

Sống ảo cũng có thể làm giảm khả năng tương tác xã hội trực tiếp. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.

Ngoài ra, việc truyền tải thông tin không chính xác, đồi trụy trên mạng xã hội cũng có thể gây ra các xung đột và tình huống khó xử trong các mối quan hệ xã hội.

Gây căng thẳng và áp lực

Sống ảo cũng có thể gây ra sự căng thẳng và áp lực. Nếu họ cảm thấy bản thân không đạt được tiêu chuẩn mà các người khác đưa ra trên mạng xã hội, họ có thể bị cảm giác tự ti về bản thân.

Bên cạnh đó, việc phải đăng ảnh và thông tin liên tục trên mạng xã hội cũng tạo ra áp lực về việc phải trông đẹp và hoàn hảo trong mắt người khác.

3. Làm thế nào để khắc phục thói quen sống ảo?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội xã hội mang lại, nhưng việc sống ảo cũng mang lại các tác hại lớn. Một số cách dưới đây có thể giúp bạn khắc phục thói quen độc hại này.

Sử dụng mạng xã hội khoa học

Hãy học cách sử dụng mạng xã hội một cách khoa học, có chừng mực. Biết cách vận dụng công nghệ đúng thời điểm để mang lại lợi ích cao, không làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống thực tại.

Bên cạnh đó, chúng ta cần biết cách chọn lọc và đánh giá đúng đắn thông tin trước khi tiếp nhận. Tránh lan truyền những tin đồn, thông tin sai lệch, cũng như hạn chế sử dụng quá nhiều thời gian trên mạng xã hội để tận dụng được những giá trị khác trong cuộc sống.

Dành thời gian cho học tập, công việc

Giải pháp khắc phục tình trạng sống ảo là hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, công việc. Bản thân có ý thức hơn trong việc trau dồi kiến thức bản thân, thái độ sống tích cực.

(Ảnh: Getty images)
(Ảnh: Getty images)

Tham gia các hoạt động ngoại khóa

Cách để hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội có thể làm là tham gia tích cực các hoạt động vui chơi, ngoại khóa. Cùng người thân, bạn bè xây dựng mối quan hệ hiện thực tốt đẹp hơn.

Quản lý thời gian dùng mạng xã hội

Chúng ta cần có sự chủ động trong việc quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội. Hãy đặt ra một thời gian nhất định để sử dụng mạng xã hội, không sử dụng quá đà và không bỏ qua các nhiệm vụ khác trong cuộc sống để tránh hiện tượng sống ảo./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.