Sông Ngàn Sâu "khoét" sâu vào đất ở và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân Đức Lạng

(Baohatinh.vn) - Sông Ngàn Sâu đoạn chảy qua xã Đức Lạng (Đức Thọ - Hà Tĩnh) dài gần 3,5 km đang ngày đêm “khoét” sâu vào diện tích đất vườn, đất ở và đất sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân.

Sông Ngàn Sâu “khoét” sâu vào đất ở và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân Đức Lạng

Một điểm sạt lở nghiêm trọng phía dưới chân cầu treo Chợ Bộng thuộc thôn Vĩnh Yên.

Anh Nguyễn Văn Trí ở thôn Vĩnh Yên, nhà sát chân cầu treo Chợ Bộng hết sức lo lắng cho biết: “Khoảng 2 năm trở lại đây, dòng sông Ngàn Sâu có hiện tượng đổi dòng, trước đây vườn nhà tôi rộng lắm, nếu tính từ nhà ra khoảng hơn 20m mới đến bờ sông, sát bờ sông các cụ trồng 1 dãy tre để giữ đất.

Nhưng 2 năm trở lại đây, cả dãy tre lưu niên đã bị nước cuốn trôi xuống lòng sông, vườn tược cứ lở dần, đến nay sông đã lấn vào chỉ còn cách nhà chưa đầy 3m. Nếu tình trạng sạt lở cứ tiếp diễn như thế này thì mùa mưa lũ năm nay chắc chắn toàn bộ nhà tôi sẽ bị cuốn trôi xuống sông hết...”.

Sông Ngàn Sâu “khoét” sâu vào đất ở và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân Đức Lạng

Những bụi tre lưu niên có chức năng giữ đất cũng bị nước cuốn trôi tuột xuống dòng sông Ngàn Sâu

Tại thôn Hạ Cát, dòng sông cũng đã lấn vào sát vườn của nhiều hộ dân, đặc biệt là ở các hộ: ông Lê Văn Liệu, Phan Thành, Nguyễn Ngọc Loan... tình trạng sạt lở hết sức nghiêm trọng. Dòng sông đã lấn vào sát vườn, có những điểm nước đã xói sâu tạo hàm ếch có thể sập xuống bất cứ lúc nào. Phía sâu trong vườn của các hộ dân nói trên đã xuất hiện nhiều vết nứt lớn.

Ông Lê Văn Liệu cho biết: “Gia đình rất lo lắng trước tình trạng sạt lở bờ sông Ngàn Sâu, hiện dãy tre và những cây cổ thụ được trồng để chống sạt lở trước nhà đã bị nước cuốn trôi xuống sông, điều này cho thấy, nếu không có giải pháp kịp thời thì mùa mưa lũ năm nay, toàn bộ vườn nhà của gia đình tôi sẽ bị cuốn trôi xuống sông là điều khó tránh khỏi".

Sông Ngàn Sâu “khoét” sâu vào đất ở và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân Đức Lạng

Mặc dù đang là mùa khô nhưng tình trạng sạt lở vẫn thường xuyên xẩy ra tại thôn Vĩnh Yên, xã Đức Lạng

Ông Lê Ngọc Loan - Trưởng thôn Hạ Cát cho biết: “Thôn Hạ Cát hiện có 113 hộ, trong đó 15 hộ đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng sạt lở sông Ngàn Sâu. Nếu tình trạng này kéo dài thì 15 hộ dân sống gần bờ sông Ngàn Sâu chắc chắn sẽ bị đe dọa đến tính mạng trong mùa mưa lũ năm nay. Trước mắt, thôn đã báo cáo với xã tìm giải pháp cấp đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp để phòng tránh tai nạn có thể xẩy ra.

Đặc biệt, tuyến đường trục xã 23 phục vụ cho việc đi lại của hơn 200 hộ dân của 2 thôn Hạ Cát và Vĩnh Yên cũng bị đe dọa nghiêm trọng, có những đoạn sông đã lấn vào cách đường chưa đầy 5m".

Sông Ngàn Sâu “khoét” sâu vào đất ở và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân Đức Lạng

Sông đã lấn sâu vào đất vườn của các hộ dân ở thôn Hạ Cát

Ông Nguyễn Đình Chiểu - Chủ tịch UBND xã Đức Lạng cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhiều lần có ý kiến kiến nghị lên các cấp, tại các lần tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết. Còn về phía chính quyền địa phương thì lực bất tòng tâm bởi lẽ để đầu tư một dự án kè bờ sông để chống sạt lở cần phải có nguồn kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Tình trạng sạt lở tại 2 thôn Vĩnh Yên và Hạ Cát vẫn đang ngày đêm diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, dân sinh của khoảng 200 hộ dân. Điều mong mỏi nhất của người dân địa phương lúc này là các cơ quan chức năng sớm có biện pháp khắc phục, nhất là ở khu vực chân cầu treo Chợ Bộng, dọc tuyến đường trục xã 23 để người dân yên tâm sinh sống".

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.