Sức mạnh đáng gờm của mạng lưới phòng không Syria

Có lẽ tin tức đáng kinh ngạc nhất xung quanh vụ tấn công của Mỹ, Anh và Pháp vào Syria sáng thứ Bảy (14-4) là báo cáo Lực lượng Phòng không nước này bắn hạ đến 70% tên lửa hành trình được phương Tây phóng, Thông tấn Sputnik đã tìm hiểu cách quân đội Syria làm được điều đó.

Vụ tấn công của phương Tây được thực hiện vào lúc 4 giờ sáng 14-4 (giờ Damascus), các tàu chiến Hải quân Mỹ trên Biển Đỏ, các máy bay ném bom B-1B, máy bay chiến đấu F-15 và F-16 dội “mưa” tên lửa hành trình xuống thủ đô Damascus, một căn cứ không quân ở ngoại ô thành phố, địa điểm Mỹ gọi là một kho vũ khí hóa học gần Homs, một cơ sở lưu trữ thiết bị và một cơ sở chỉ huy cũng gần Homs.

Các máy bay B1-B chủ yếu được trang bị tên lửa hành trình JASSM, có đầu đạn nặng 450 kg và tầm tấn công 370 km. Các tàu Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk cũng sử dụng đầu đạn nặng 450 kg và tầm hoạt động từ 1.300 đến 2.500 km.

Tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ phóng tên lửa Tomahawk tấn công các mục tiêu tiêu ở Syria vào sáng 14-4. Ảnh: Sputnik

Không quân Hoàng gia Anh tham gia vụ tấn công gồm 4 máy bay chiến đấu Tornado G4 được trang bị tên lửa không đối đất tầm xa Storm Shadow, loại vũ khí mà Bộ quốc phòng Anh tuyên bố nhắm mục tiêu vào các “cơ sở vũ khí hóa học” ở Homs, có tầm bắn 400 km.

Cuối cùng, Pháp điều tàu khu trục Aquitaine, được trang bị tên lửa hành trình SCALP cùng với một số máy bay chiến đấu Dassaut Rafale cũng được trang bị tên lửa SCALP hoặc Apache.

Theo Bộ quốc phòng Nga, B-1B cũng thả bom điều hướng GBU-38.

Tên lửa Storm/SCALP EG. Ảnh: Sputnik

Chắc chắn do lo sợ về khả năng máy bay của họ bị bắn rơi sau khi Israel bị mất một chiếc F-16 ở Syria vào tháng 2, các cường quốc phương Tây phóng vũ khí từ ngoài phạm vi phòng không của Syria với tất cả các mục tiêu chỉ nằm cách Địa Trung Hải khoảng 70-90 km, và trước tiên bay qua không phận Lebanon.

Tuy nhiên, bất kể bộ sưu tập vũ khí mạnh mẽ được sắp xếp để chống lại các mục tiêu, Quân đội Syria dường như thành công trong việc ngăn chặn phần lớn vụ tấn công.

Vài giờ sau vụ tấn công, Bộ quốc phòng Nga thông báo rằng phần lớn tên lửa được phóng bị Lực lượng Phòng không Syria đánh chặn, họ bắn rơi khoảng 71 trong tổng số 103 tên lửa hành trình bị phát hiện.

Tên lửa JASSM. Ảnh: Sputnik

Điều này bao gồm việc đánh chặn 12 tên lửa phóng vào căn cứ không quân Al-Dumyar ở phía Đông Bắc Damascus. Về phần mình, truyền thông Syria đưa tin, Quân đội phá hủy hơn 20 tên lửa chỉ tính riêng ở Damascus.

Hơn nữa, mặc dù Quân đội Syria chỉ có một số hệ thống phòng không hiện đại, bao gồm Pantsir-S kết hợp với hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) từ tầm ngắn đến tầm trung và hệ thống pháo chống máy bay.

Vụ tấn công tên lửa hành trình bị đẩy lui chủ yếu bằng thiết bị đã phục vụ hơn 30 năm được nâng cấp, hệ thống phòng không S-125, S-200 được giới thiệu vào Quân đội Xô Viết vào cuối những năm 1960, mặc dù “tuổi cao”, chúng vẫn cố gắng đánh chặn tên lửa phương Tây.

Máy bay chiến đấu Tornado Không quân Hoàng gia Anh xuất kích tấn công Syria. Ảnh: Sputnik

Vào cuối năm 2016, các nhà phân tích quốc phòng Nga đã tạo ra phác thảo chi tiết về Quân đội Syria. Nghiên cứu của họ kết luận mạng lưới phòng không Syria vẫn còn đáng gờm, thậm chí sau nửa thập niên chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố.

Theo số liệu thống kê, kho vũ khí của Lực lượng Phòng không Syria bao gồm 36 hệ thống tên lửa Pantsir-S1, 3-6 tiểu đoàn SAM tầm trung Buk-M1 và Buk-M2, 5 hệ thống Kvadrat theo dõi SAM tầm trung và 8 trung đoàn tên lửa tầm xa S-200VE.

Hệ thống phòng không BUK-M1. Ảnh: Sputnik

Syria có đến 53 trung đoàn Dvina và Volga, biến thể của S-75, hệ thống vũ khí phòng không tầm cao thời Xô Viết từng được sử dụng bắn hạ các máy bay U-2 của Không quân Mỹ xâm phạm không phận Xô Viết và Cuba vào đầu thập niên 1960. Quốc gia này cũng có khoảng 4.000 phóng phòng không đủ kích cỡ, tuy nhiên, các loại vũ khí này đang dần được cho “nghỉ hưu”. Lực lượng mặt đất Syria cũng được trang bị các hệ thống SAM tầm ngắn, độ cao thấp gồm OSA, Strela-1 và Strela-10, mỗi loại tương ứng từ 61, 100 và 60.

Mạng lưới radar của Syria bao gồm radar cảnh báo/thu mục tiêu sớm P-40 3-D UHF, radar kiểm soát mặt đất cảnh báo sớm P-12 3D VHF, radar trinh sát/thu mục tiêu P-15 2D UHF, radar kiểm soát mặt đất cảnh báo sớm P-30, P-35, P-80 2D E/F, và radar đo độ cao PRV-13 và PRV-16.

Hệ thống phòng không Strela-1. Ảnh: Sputnik

Ngoại trừ PRV-16 và P-80 được giới thiệu vào Quân đội Xô Viết đầu những năm 1970, phần còn lại bắt đầu phục vụ vào cuối những năm 1950 và giữa những năm 1960, hầu hết đã “nghỉ hưu” ở Nga. Belarus và Nga cung cấp phụ tùng và hỗ trợ kỹ thuật cho những hệ thống này.

Sự hình thành hệ thống không hiện đại ở Syria có nguồn gốc từ đầu những năm 1980, và xuất phát từ “thất bại nặng nề” của Phòng không Syria trước Không quân Israel trong cuộc chiến tranh Lebanon ở Thung lũng Bekka vào năm 1982.

Một năm sau, vào năm 1983, Liên Xô chuyển hệ thống phòng không tầm xa S-200VE, cùng với cán bộ hỗ trợ kỹ thuật tập huấn và huấn luyện cho đối tác Syria. Việc triển khai S-200 vào thời điểm đó là không bình thường, vì Syria tiếp nhận hệ thống thậm chí trước khi các đồng mình Hiệp ước Warsaw của Liên Xô tiếp nhận loại vũ khí này.

Hệ thống tên lửa S-125. Ảnh: Sputnik

Kể từ đó, nhờ một phần phải cạnh tranh với Không quân Israel vượt trội về mặt công nghệ ở khu vực biên giới, Syria liên tục nâng cấp mạng lưới phòng không.

Trong thực tế, bất kể “tuổi tác” cao hơn so với các cường quốc phương Tây, Nga cho biết hệ thống phòng không Syria hiện đại hơn đáng kể so với Nam Tư, Iraq và Libya trước khi các quốc gia này bị Mỹ và NATO dội bom lần lượt vào năm 1999, 2003 và 2011.

Lực lượng Phòng không được ước tính có khoảng 20.000-36.000 người. Địa hình Syria, bao gồm nhiều vùng đồi núi, sẽ làm phức tạp thêm lựa chọn tấn công của kẻ thù, dẫn đến một học thuyết hoạt động nhằm bảo tồn khả năng phòng không thậm chí trong trường hợp kẻ thù tấn công dồn dập, tương tự như chiến lược của Lực lượng Phòng không Nam Tư trong cuộc chiến chống lại NATO.

Theo các nhà quan sát Quân đội Nga, hệ thống phòng không đáng gờm nhất của Syria là Pantsir, Buk-M1/BUK-M2 và BUK-M2E, có thể bắn hạ máy bay F-15 ở khoảng cách 45 km, đồng thời theo dõi, phá hủy đến 20 mục tiêu địch.

Hơn nữa, hệ thống S-125 vẫn là một “bài toán khó” dành cho NATO, bất chấp “tuổi cao”. Vào tháng 3-2015, Syria bắn rơi một áy bay không người lái US Predator của Mỹ ở Latakia nhờ sử dụng hệ thống này. Tất nhiên, cuối cùng đó là S-200 có tầm hoạt động 300 km. Đây là vũ khí bắn rơi một máy bay F-16 của Israel vào tháng 2-2018.

Hệ thống tên lửa S-300. Ảnh: Sputnik

Chưa rõ vào thời điểm này liệu Mỹ và đồng minh có giới hạn vụ tấn công hôm 14-4, hoặc tiếp tục thực hiện các hoạt động tương tự trong tương lai. Trong bất kỳ trường hợp nào, vụ tấn công cũng thúc đẩy Moscow xem xét khả năng cung cấp hệ thống SAM tầm xa S-300 cho Damascus. “Tính đến những gì đã xảy ra, chúng tôi cân nhắc khả năng quay lại vấn đề này”, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nga tuyên bố.

Trong bất kể tình huống nào, Nga đã hỗ trợ tích cực Syria khôi phục khả năng phòng không, đặc biệt trong hơn 1 năm qua. Kết quả cuối cùng của sự hỗ trợ này được chứng minh chỉ sau 4 giờ sáng ngày 14-4.

Theo CAND

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói