Tàu chở 500 người di cư mất tích trên Địa Trung Hải

Một tàu chở 500 người di cư đã mất tích không rõ nguyên nhân ở ngoài khơi Địa Trung Hải.

Tàu chở 500 người di cư mất tích trên Địa Trung Hải

Lực lượng cứu hộ tuần tra trên Địa Trung Hải, ngoài khơi Calabria, Italy, ngày 9/3/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Alarm Phone - nhóm tiếp nhận các cuộc gọi cầu cứu từ tàu chở người di cư, đã mất liên lạc với tàu trên vào sáng 24/5. Tại thời điểm đó, tàu trôi dạt ở trạng thái động cơ không hoạt động và được xác định ở vị trí cách cảng Benghazi (Libya) khoảng 320 km về phía Bắc và cách Malta hoặc phía Nam đảo Sicily của Italy hơn 400 km.

Tàu cứu hộ khẩn cấp của Italy và tàu Ocean Viking đã không thể tìm thấy tàu mất tích này trong 24 giờ, nhưng cũng không phát hiện bất cứ dấu hiệu của vụ chìm tàu nào.

Lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm con tàu này và giới chức cho rằng những người trên tàu có thể đã được tàu khách đón hoặc những người trên tàu đã cố gắng sữa chữa động cơ và tiếp tục di chuyển về phía Sicily.

Trong khi đó, Lực lượng bảo vệ bờ biển Italy đã báo cáo về việc giải cứu 423 và 671 người di cư trong hai hoạt động tìm kiếm cứu nạn riêng biệt ở vùng biển của Italy. Alarm Phone khẳng định số người di cư này không liên quan đến tàu mất tích.

Cùng ngày, giới chức Hy Lạp cho biết ít nhất 3 người di cư đã thiệt mạng và 12 người khác mất tích trong một vụ lật thuyền ngoài khơi đảo Mykonos của Hy Lạp.

Theo giới chức Hy Lạp, con tàu bị đắm chở theo 17 người, bao gồm 5 người phụ nữ và 1 trẻ em 7 tuổi. Hy Lạp đã điều động 4 tàu tuần tra bờ biển, 3 máy bay trực thăng cùng các lực lượng mặt đất tìm kiếm những nạn nhân mất tích còn lại.

Theo Tin tức

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.