Tay trần chế biến thức ăn ngay: Mức phạt tăng, vi phạm vẫn phổ biến!

(Baohatinh.vn) - Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm chín, thức ăn ngay ở Hà Tĩnh vẫn vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), phổ biến là không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, dù quy định mới đã tăng mức phạt tiền.

Tay trần chế biến thức ăn ngay: Mức phạt tăng, vi phạm vẫn phổ biến!

Người bán bún, phở tại một cơ sở trên đường Hà Huy Tập tay trần khi làm thức ăn cho khách

Theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP) có hiệu lực từ ngày 20/10/2018, đối với cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng khi: Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Tay trần chế biến thức ăn ngay: Mức phạt tăng, vi phạm vẫn phổ biến!

Vi phạm phổ biến là ở các điểm bán bánh mỳ

Đối với kinh doanh thức ăn đường phố, bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng với các hành vi: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Trong khi trước đó, Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ xử phạt bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với các hành vi trên.

Tay trần chế biến thức ăn ngay: Mức phạt tăng, vi phạm vẫn phổ biến!

Người bán không đeo bao tay, thức ăn không được che đậy

Quy định mới là vậy song, theo ghi nhận của phóng viên, dọc các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, nhiều quán ăn không có tủ đựng thức ăn chín, thực phẩm không che chắn; người bán đồ ăn vẫn tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay...

Để Nghị định đi vào cuộc sống, ngành chức năng cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm biết và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến ATTP.

Tay trần chế biến thức ăn ngay: Mức phạt tăng, vi phạm vẫn phổ biến!

Mặc dù thức ăn được để trong tủ kính nhưng người bán hàng ở đây lại không sử dụng găng tay khi bán thức ăn

Ngoài ra, cơ quan chức năng tăng cường thanh, kiểm tra, hậu kiểm về ATTP; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người bán thức ăn đường phố nắm rõ Nghị định, từ đó thay đổi hành vi, thói quen không đảm bảo ATTP. Trường hợp vi phạm, ngành chức năng cần xử lý nghiêm theo quy định.

Nghị định 115/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP:

Đối với cửa hàng ăn uống, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín bị phạt từ 1 - 3 triệu đồng khi: Bày bán, chứa đựng thực phẩm trên thiết bị, dụng cụ, vật liệu không bảo đảm vệ sinh; không có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản và sử dụng riêng đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Đối với kinh doanh thức ăn đường phố, bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng với các hành vi: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Lắp rào chắn trong các khu dân cư, đúng hay sai?

Một số tuyến đường thôn, tổ dân phố trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân tự ý lắp các barie, rào chắn với lý do bảo vệ đường. Nhiều người băn khoăn, liệu đây có phải là hành vi đúng pháp luật?
Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Vỡ cửa cống, nhiều diện tích ruộng lúa nhiễm mặn

Cống Đập Xạ nằm trên tuyến đê Hữu Nghèn thuộc địa phận TDP 8, thị trấn Thạch Hà (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị vỡ khiến nhiều diện tích ruộng bị xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến lúa vụ xuân của người dân.
"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

"Ẩn họa" khi đánh bắt cá trong nước lũ

Mưa lớn những ngày qua đã khiến nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh ngập lụt. Dù nước dâng cao nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, lội ra những cánh đồng mênh mông nước để thả lưới bắt cá.
 “Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

“Thót tim” khi qua cầu trên quốc lộ 8C

Sau nhiều năm sử dụng, cầu tràn Lâm Lĩnh nối xã Sơn Lĩnh và xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã xuống cấp, gây bất an cho người dân khi tham gia giao thông qua đây.
Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhếch nhác 2 cây cầu sắt trên tuyến kênh thoát lũ

Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền xuống cấp, ngư dân bất an

Âu thuyền ở thôn Đại Đồng, xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang bị bồi lắng, xuống cấp ảnh hưởng đến việc neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão của bà con ngư dân.